Du học sinh và món mì tôm huyền thoại

Quả vậy, mì tôm không chỉ đơn thuần là đồ ăn. Nó là một người bạn. Nó cứu ta qua cơn đói khát, ở bên ta những lúc khốn cùng. Nó không phô trương như đồ ăn nhanh, nó ẩn mình trong một vẻ ngoài thô kệch.

Du học sinh vẫn thường gọi món này với cái tên ưu ái: “đồ ăn quốc dân”. Chỉ cần 3 phút, vừa ngon vừa rẻ, chắc hẳn trong những năm tháng đại học bất cứ ai đều không thể thiếu chúng. Và kể cả khi xách vali sang nước ngoài du học, cũng không thể không mang theo.

Những ngày đầu du học là ngày tháng khó khăn nhất đối với du học sinh. Shock văn hóa, shock ngôn ngữ, đồ ăn không hợp và tỉ thứ khác…; nhưng nếu vượt qua được thì bạn sẽ có những ngày tháng du học thật ý nghĩa. Nhưng cũng khiến những ngày này trở thành cơn ác mộng mà nhiều người không chịu được phải bỏ về nước.

Người ta nói rằng “Nếu bạn từ chối đồ ăn, bỏ qua phong tục và lảng tránh người lạ; bạn không nên đi du học”.

Nhưng nếu ai biết được cái cảm giác ăn những thứ mà mình không biết nó là gì và còn có vị là lạ thì sẽ hiểu tại sao những ngày đầu mới sang du học sinh nào cũng làm bạn với mì tôm.

Bữa ăn đầu tiên chắc chắn không phải là món gì cao sang để khám phá nền ẩm thực của họ mà đơn giản chỉ là mì tôm và mì tôm

Chả ai khổ như DHS những ngày đầu du học: Suốt ngày làm bạn với mỳ tôm, đồ ăn nhanh - Ảnh 1.

Vậy ăn mì Việt hay Tây?

Nói về mì tôm thì Tây và ta đều có, mì tôm với người nước ngoài không phổ biến như nước mình nên khu bán mì tôm cũng khá ít. Mà du học sinh Việt có thể ăn không quen nên thường chọn cho mình mì Việt có thể do: Có một chút gì đó “quê nhà” đâu đây, ăn mì Việt quen từ nhỏ rồi nên giờ ăn mì Tây vị “nhạt toẹt” không ăn được, hoặc có thể mì Tây đắt hơn… Nói gì thì nói chứ tôi vẫn thấy “diện tích sàn nhà” dành cho mì tôm không hề ít, nếu không muốn nói là rất nhiều. Bởi có nhiều sinh viên Việt ở đây chọn mì tôm là thứ đồ ăn quen thuộc hằng ngày.

Bạn có nghĩ là nguyên nhân đâu mà ăn tới 3, 4 gói mì mỗi ngày?

Chắc là do lười?

Nếu mà trả lời là: “Không” thì không đúng đâu! Có thể một vài nguyên nhân dẫn tới “sự lười” này như : Việc học quá căng thẳng. Ở bên này việc học không hề nhẹ nhàng như mọi người nghĩ, có thể sinh viên nước ngoài họ cảm thấy dễ dàng nhưng riêng với người Việt thì không ( vì bất đồng ngôn ngữ là nguyên nhân chính). Nhiều khi ăn một mình nên việc lười nấu ăn cũng không thể phủ nhận. Có nhiều bạn chưa biết đó là vì ăn một mình nên đa số du học sinh nơi đây bỏ qua cả bữa ăn sáng trưa mà thay vào đó là mì tôm, một chút bánh mì…

Ngoài ra còn một vài nguyên nhân như: Mì tôm là món ăn rất rẻ!!!

Chả ai khổ như DHS những ngày đầu du học: Suốt ngày làm bạn với mỳ tôm, đồ ăn nhanh - Ảnh 6.

Nhưng nếu chẳng may một ngày, bạn sa cơ lỡ vận, một mình nơi đất khách quê người, chán ghét mọi thứ,thèm cơm nhà thì thứ cuối cùng ở bên bạn không phải những cao lương mỹ vị kia, mà lại chính là gói mì tôm.

Chả ai khổ như DHS những ngày đầu du học: Suốt ngày làm bạn với mỳ tôm, đồ ăn nhanh - Ảnh 8.

Đến giờ cũng ở nước ngoài du học mấy năm trời, hôm nào lười nấu cơm, nhất là mấy hôm mưa lớn, lành lạnh, chỉ cần ngồi xì xụp với nhau bát mì cũng thấy hạnh phúc. Làn hơi nước nóng bay nghi ngút trong không khí ẩm là sự an ủi ấm áp nhất với khung cảnh nước chảy từng giọt trên cửa kính.

Nước mì ấm nóng ngọt thanh, chua chua, cay cay, ăn xong mà có xin mua được ít cơm bỏ vào ăn tiếp cũng không phải lựa chọn tồi. Có khi húp trọn hết cả nước lẫn cái mà vỗ bụng tấm tắc khen ngon. Rồi thì mì ăn ngoài hàng có thêm nước lèo phở. Sang hơn chút thì thêm quả trứng lòng đào, húp sụt một cái trọn vẹn cái lòng đỏ, lấy thìa múc nhanh nước lèo để che lấp chút tanh. Mì ăn nhậu bên nồi lẩu… Mì nào cũng xứng đáng làm cực phẩm.

Người ta có thể chơi xấu bạn, ăn mảnh, thậm chí phản bội bạn, nhưng gói mì tôm thì không. Bạn ạ, tin tôi đi, trên đời này lòng người là khó đoán nhất, chỉ có gói mì tôm là không bao giờ thay đổi mà thôi.

Vì vậy, Người yêu có thể không có, nhưng xin hãy giữ cho mình ít nhất một gói mì tôm.