Mỹ: Các nhà bán lẻ vẫn mở các cửa hàng mới dù lo ngại về suy thoái

Các công ty sở hữu các trung tâm mua sắm lớn nhất tại Mỹ cho biết các nhà bán lẻ vẫn tiếp tục thực hiện kế hoạch mở các cửa hàng mới dù những lo ngại suy thoái gia tăng và lạm phát cao kỷ lục nhiều thập niên khiến ngân sách của các khách hàng bị eo hẹp.

Chú thích ảnh

Cảnh vắng vẻ tại cửa hàng của hãng Macy ở TP New York, Mỹ. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN

Simon Property, công ty sở hữu trung tâm mua sắm lớn nhất tại Mỹ, cho biết the pipeline of businesses có kế hoạch mở cửa hàng vẫn lớn. Simon Property báo cáo tỷ lệ sử dụng tại các trung tâm mua sắm và bán lẻ trực tiếp tại Mỹ thuộc sở hữu của công ty này là 93,9% tính đến ngày 30/6, tăng so với 91,8% của cùng kỳ năm ngoái.

Khi công bố lợi nhuận vào ngày 1/8, Giám đốc điều hành Simon Property, David Simon, cho biết không nhà bán lẻ nào hủy bỏ các thỏa thuận bất kể những gì đang diễn ra trên thế giới.

Có nhiều yếu tố thúc đẩy các kế hoạch mở cửa hàng mới của các nhà bán lẻ đẩy mạnh việc mở rộng diện tích và các thương hiệu bán hàng trực tuyến có tiếng xem xét mở các cửa hàng.

Một số nhà bán lẻ đang quan tâm đến bất động sản ở các thị trường ngoài các thành phố lớn khi người dân tìm kiếm các không gian sống rộng hơn trong giai đoạn bùng phát dịch COVID-19.

Và các công ty đã đóng cửa cửa hàng trong những năm gần đây như Macy’s hiện đang thử nghiệm các cửa hàng mới, thường là với các diện tích nhỏ hơn.

Theo số liệu của Coresight Research, các nhà bán lẻ tại Mỹ đã thông báo mở 4.432 cửa hàng mới kể từ đầu năm, trong khi số cửa hàng đóng cửa là 1.954, có nghĩa số cửa hàng mở ròng là 2.478.

Trước đại dịch, hàng nghìn cửa hàng bán lẻ đã bị đóng cửa ròng mỗi năm khi người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng mua sắm trực tuyến hơn. Trong năm 2019, có 9.832 cửa hàng đóng cửa, so với 4.689 cửa hàng được mở. Trong năm 2021, lĩnh vực bán lẻ có số cửa hàng mới mở ròng là 68.

Chủ tịch nhóm tư vấn bán lẻ tại công ty cung cấp dịch vụ bất động sản thương mại JLL, Naveen Jaggi, cho biết các nhà bán lẻ không giảm tốc độ mở cửa hàng mới, khi đây là một trong những cách có thể chuyển tải thông điệp tới thị trường rằng lĩnh vực này vẫn phát triển và an toàn.

Các công ty sở hữu bất động sản bán lẻ vẫn lạc quan dù có những dấu hiệu cảnh báo.

Trong những tuần gần đây, các nhà bán lẻ như Walmart, Target, Best Buy, Gap và Adidas đã hạ dự báo doanh thu hoặc lợi nhuận khi người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu do hóa đơn khí đốt và hàng tiêu dùng tăng.

Trong khi đó, các thương hiệu xa xỉ như Hermes và LVMH cho biết lợi nhuận vẫn lớn và doanh số tăng khi người tiêu dùng có thu nhập cao tiếp tục chi tiền cho các món đồ và phụ kiện đắt tiền.

(baotintuc.vn)