Siêu âm 3 lần th.ai vẫn bình thường, mẹ trẻ kh.óc ng.ất lúc nhìn đứa con chào đời: Tôi đ.ẻ ra cái gì thế này?
iều đặc biệt là mặc dù cơ thể của em bé có những biến dạng bẩm sinh vô cùng nghiêm trọng ở đầu và mặt, nhưng các bác sĩ đã không hề phát hiện ra những bất thường này cho đến tận khi em được sinh ra.
Giống như rát nhiều những bà mẹ mang thai khác, từ khi phát hiện việc mang thai, cô Ernilasar (sống tại Batam, Indonesia) đã háo hức đếm từng ngày cho đến lúc đứa con trai nhỏ chào đời.
Trong suốt thai kỳ, cô Ernilasar hoàn toàn khỏe mạnh và không cảm thấy có bất kì điều gì bất thường. Cô đã thực hiện đúng mọi chỉ định của bác sĩ, tham gia đầy đủ các buổi kiểm tra định kỳ, và thực hiện siêu âm 3 lần, nhưng các bác sĩ cũng không phát hiện vấn đề gì bất ổn.
“Bác sĩ chỉ nói đầu em bé hơi to và bé nằm ngôi ngược nên phải sinh mổ”, cô Ernilasar cho biết.
Vậy nhưng, khi được nhìn mặt con lần đầu cách đây 2 tháng, cô Ernilasar và cả gia đình đã vô cùng sốc khi nhìn thấy bé có đến 2 khuôn mặt.
Bé Gilang chào đời với 1 cơ thể và 2 khuôn mặt.
Trên thực tế, bé Gilang Andika, con của Ernilasar không chỉ có 2 khuôn mặt mà còn có đến 2 bộ não. Theo lời các bác sĩ, nguyên nhân của hiện tượng này là do trên đầu của bé được “đính thêm” khuôn mặt và bộ não của người anh em sinh đôi chưa phát triển hoàn toàn.
Do những dị tật bẩm sinh trên cơ thể, Gilang không thể tự mình bú mẹ, mà bắt buộc phải uống sữa công thức thông qua một cái ống thông.
Không những thế, cậu bé còn bị tràn dịch não dẫn đến não úng thủy. Sau khi kiểm tra tình trạng của Gilang, tất cả các bác sĩ đều đánh giá rằng khả năng sống sót của em bé là rất thấp.
Các bác sĩ đánh giá khả năng sống sót của bé rất thấp.
Hiện, 2 vợ chồng cô Ernilasari đang nỗ lực tìm cách chữa trị cho con, tuy nhiên, đây dường như là một nhiệm vụ bất khả thi, không chỉ bởi sự thiếu thốn về kinh tế của gia đình mà còn bởi sự phức tạp về mặt y học. Thậm chí, các bác sĩ ở địa phương còn nói rằng, dù có tiền họ cũng không thể tiến hành ca phẫu thuật cho Gilang.
Tiến sĩ Nenden Ismawati, người chăm sóc Gilang tại bệnh viện Awal Bros ở Batam cho biết: “Chúng tôi đề nghị gia đình nên chuyển bé đến một bệnh viện ở Jakarta, nơi có các thiết bị y tế tốt hơn. Tuy nhiên điều đó cũng không có nghĩa bé sẽ được phẫu thuật luôn bởi các bác sĩ ở Jakarta còn đang thảo luận”.
Hiện, gia đình Gilang vẫn đang cố gắng liên hệ với nhiều bệnh viện khác nhau với hi vọng cứu được bé.
Những trường hợp song thai dính liền như Gilang xảy ra với tỉ lệ khoảng 1/250.000, nguyên nhân là do những bất thường trong quá trình phân tách tế bào xảy ra trong giai đoạn trứng được thụ tinh bắt đầu phân chia thành 2 phôi khác nhau, khiến sự phân chia này bị ngưng đột ngột và gây ra hiện tượng song thai dính liền. Loại song thai dính liền phổ biế nhất được biết đến là sinh đôi dính liền ở ngực và bụng.
Trường hợp em bé được sinh ra với 2 khuôn mặt như Gilang được gọi là Diprosopus (đôi khi gọi là sọ mặt trùng lặp). Diprosopus do một loại protein được gọi là “âm hedgehog homolog”, cái tên kỳ lạ này xuất phát từ tên một loại phân tử sinh học có khả năng quyết định hình dạng của khuôn mặt, và khi nào có quá nhiều phân tử sinh học này thì bạn sẽ có một khuôn mặt thứ hai giống y khuôn mặt đầu tiên.
Bệnh viện địa phương đã từ chối phẫu thuật cho Gilang.
Sự thành công của ca phẫu thuật tách rời các cặp sinh đôi dính liền phụ thuộc rất lớn vào vị trí dính liền của 2 bé. Nếu bệnh nhân không có chung các cơ quan nội tạng thì khả năng sống sót sau khi được phẫu thuật sẽ cao hơn. Tuy nhiên, theo tiên lượng của các bác sĩ đối với trường hợp của Gilang, tỉ lệ thành công của ca phẫu thuật là rất thấp.
Theo BTS