Chuyện người Việt ở Đức: “Trâu buộc gh.é.t trâu buộc”
Chuyện kể rằng có một toán c.ướp b.ắt giữ ba người Do Thái, ba người Đức và ba người Việt Nam. Chúng nhốt ba người Do Thái xuống một hố sâu, dùng nắp che lại và khóa kỹ. Ba người Đức cũng vậy. Nhưng ba người Việt Nam, chúng chỉ cho xuống một hố không sâu lắm, nhưng cũng không đậy nắp.
Thấy vậy có người thắc mắc, sợ rằng ba người Việt Nam sẽ tr.ốn mất. Nhưng tên trùm đám c.ướp cười nói: „Không sợ. Ba người Do Thái phải đậy kín và khóa kỹ, nếu không chúng sẽ hợp sức nhau l.ừa chúng ta mà trốn mất. Ba người Đức sẽ chọn ra một thủ lĩnh và chỉ đạo tất cả hợp sức tr.ốn thoát. Nhưng ba người Việt Nam thì không lo, chúng sẽ chỉ cãi nhau và ai leo được lên gần miệng bố sẽ bị hai người còn lại hợp sức kéo xuống!“.
Câu chuyện nghe thật chua chát. Mặc dù có tính chất của một câu chuyện “Tiếu lâm”, nhưng tinh thần của nó cũng chẳng khác là bao với chuyện các hội đoàn người Việt tại Đức.
Hội đoàn vốn là tổ chức phi lợi nhuận và thiện nguyện, các thành viên tập hợp lại với nhau để sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể thao, gặp gỡ nhau cho đỡ buồn ở nơi đất khách quê người, giúp đỡ nhau khi cần, hoặc để làm công việc nhân đạo, từ thiện. Nhiều hội đoàn đã theo đuổi đúng mục tiêu đề ra, thực hiện đúng điều lệ được ghi thành văn bản. Nhưng cũng có những hội đoàn chỉ thích c.ãi nhau, tr.anh gi.ành nhau cái danh hiệu “Chủ tịch” rất oai, nhưng “quyền rơm” và cũng không phải “vạ đá”. Nhằm giành chức “Chủ tịch”, có những người đã bày mưu, tính kế chẳng khác gì như làm “đảo ch.ính” rồi c.ông k.ích lẫn nhau trên các phương tiện truyền thông. Có trường hợp tranh gi.ành nhau, từ một hội đã chia tách, thành lập mới thành hai, thành ba rồi thành bốn hội, thế là có bốn “Chủ tịch hội”, toàn “VIP”.
Nhiều hội chỉ hoạt động với nguồn kinh phí từ hội phí và tiền quyên góp của các doanh nghiệp, của các nhà hảo tâm, trong đó có lẽ các ủy viên ban chấp hội thường phải “đi đầu” trong việc bỏ tiền ra quyên góp. Khi vấn đề “Đầu tiên” eo hẹp, phụ thuộc vào sự “xuống tay” hào phóng hay không của một số “đại gia” thì dĩ nhiên hoạt động của hội không thể trung lập vì lợi ích chung.
Trong khi đó, phía Đức cũng dành ra khá nhiều tiền cho hoạt động của các hội đoàn, kể cả các hội đoàn của người nước ngoài, vì hoạt động của các hội đoàn sẽ hướng cộng đồng người nước ngoài vào các hoạt động có ích, yên ổn sinh sống và làm ăn, tránh gây r.ối l.oạn xã hội. Vì vậy, các dự án khả thi, có tính thuyết phục cao, phù hợp với chủ trương khuyến khích của Chính phủ Đức sẽ dễ xin được tiền tài trợ để hoạt động. Việc làm dự án để xin tài trợ của Chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và các quỹ (Stiftung)… cho các hoạt động của mình mới là hướng đi đúng của các hội đoàn, nhưng tiền cấp cho dự án bao giờ cũng được quản lý chặt chẽ và chỉ được giải ngân theo từng giai đoạn, chứ không có chuyện được cấp “một cục” rồi muốn làm gì, cho ai thì làm.
Trước hết, muốn lập được dự án xin tiền tài trợ cho hoạt động, những người cùng chí hướng phải lập ra một hội có đăng ký hoạt động với tòa án (e.V) và được sự bảo hộ của luật pháp Đức. Trong khi đó, cộng đồng người Việt ở Đức được coi là có tới hơn 100 hội đoàn, nhưng số hội đoàn đăng ký e.V rất ít. Một phần vì không thạo tiếng Đức nên thấy phức tạp, rắc rối, khi phải soạn thảo điều lệ và tuân thủ những nguyên tắc nhất định, mà người Việt quen thói “đại khái”, một phần vì người ta chưa biết lợi ích của việc thành lập hội đoàn có đăng ký e.V và nhiều người không biết phải bắt đầu như thế nào.
Chính vì vậy, tôi thấy rất tiếc khi chỉ có ít người tham dự khóa tập huấn về nâng cao năng lực hội đoàn do Liên hiệp người Việt toàn liên bang Đức đứng ra tổ chức mới đây, có mời chuyên gia là luật sư người Việt và chuyên gia nước ngoài có nhiều kinh nghiệm trong công tác hội đoàn giới thiệu về lợi ích của việc thành lập e.V, cách thức thành lập e.V cũng như hoạt động của e.V, trong đó có việc lập dự án để xin kinh phí hoạt động. Kinh phí cho việc tổ chức đợt tập huấn này chính là một phần kinh phí phía Đức cấp cho dự án Hỗ trợ cơ cấu (Strukturförderung) nhằm giúp cho cộng đồng người Việt có thể tổ chức các hoạt động hội đoàn một cách quy củ, đúng pháp luật Đức.
Với khoảng 8,2 triệu người nước ngoài, nước Đức có tỉ lệ người nước ngoài khá cao, chiếm khoảng 10% dân số. Nhiều hội đoàn người nước ngoài ở Đức hoạt động rất mạnh, có tiếng nói với các cơ quan công quyền Đức. Họ được phía Đức cấp khá nhiều tiền cho việc thực hiện dự án, vừa có lợi cho các cộng đồng sắc tộc này, vừa có lợi cho sự ổn định và phát triển của nước Đức.
Trong khi đó, cộng đồng người Việt ở Đức có khoảng 120.000 người, thời gian gần đây hay được truyền thông Đức đánh giá là hội nhập tốt, nhưng một số cơ quan chức năng Đức chắc chẳng lạ gì, thậm chí không thể hiểu nổi một số bất đồng, cãi cọ, thậm chí kiện cáo trong nội bộ cộng đồng, mà trước hết liên quan tới số tiền khoảng 100.000 Euro tài trợ cho dự án Hỗ trợ cơ cấu nhằm xây dựng hội đoàn người Việt. Số tiền 100.000 Euro có thể là to với một cá nhân, nhưng là số tiền rất nhỏ cho một dự án xây dựng cộng đồng, một số tiền rất nhỏ trong kinh phí Đức chi cho các dự án nhằm ổn định và hội nhập người nước ngoài vào xã hội Đức. Việc cấp kinh phí cho các dự án cũng được xem xét kỹ lưỡng và kiểm soát chặt chẽ, có nhiều ràng buộc đối với người làm dự án. Vì vậy, sự đố kỵ trong trường hợp này cũng chỉ là tình trạng “Trâu buộc ghét trâu buộc” mà thôi.
Theo Thoibao.de