Bí quyết “chi.ều chu.ộng” làn da bé khi đông về
Thu qua đông về mang theo biết bao nỗi lo của mẹ từ chăm chút bữa ăn giấc ngủ đến bảo vệ làn da mỏng manh cho bé yêu. Đóng tã giấy dày hay tã mỏng, tắm nước nóng hay nước ấm, bật điều hòa hay không bật điều hòa… biết bao câu hỏi bủa vây khiến mẹ lúng túng biết bao.
Nếu vẫn còn băn khoăn về phương thức chăm sóc làn da cho thiên thần bé nhỏ của mình ngày lạnh giá thì mẹ đừng bỏ qua bài viết này nhé.
Mẹ biết không, bé chẳng hề thích thời tiết hanh khô, xen lẫn mưa phùn của mùa đông một chút nào cả. Bởi thời tiết ẩm ương này khiến làn da nhạy cảm của bé lúc thì thô ráp nứt nẻ, khi thì ngứa ngáy khó chịu. Mùa đông năm nay, mẹ hãy thủ sẵn kho bí kíp dưới đây để chiều chuộng làn da mỏng manh của bé một cách tốt nhất, mẹ nhé:
Tránh để bé tắm nước quá nóng và tắm quá lâu
Nhiệt độ tắm thích hợp cho bé chỉ cần khoảng 38 độ thôi, nước nóng quá sẽ làn da mỏng manh của bé bị tổn thương đó mẹ ơi. Mẹ có thể dùng khuỷu tay mẹ để thử hoặc dùng nhiệt kế chính xác để đảm bảo nhiệt độ chuẩn cho bé yêu đi tắm. Bên cạnh đó, dù bé thích nghịch trong bồn nước đến mấy thì mẹ cũng không nên cho bé tắm quá lâu nhé, vì điều này vừa không tốt cho da lại khiến bé dễ bị cảm lạnh nữa.
Đừng tắm bé quá lâu, cũng như sử dụng nước quá nóng khi tắm bé mẹ nhé!
Không sử dụng điều hòa nóng, đèn sưởi quá thường xuyên
Điều hòa nóng hoặc đèn sưởi ấm vào mùa đông thì ấm thật đấy, nhưng làn da của bé yêu thì lại không thích điều này chút nào đâu mẹ. Bật điều hòa hoặc đèn sưởi 24/24 giờ sẽ khiến da bé bị khô ráp, nứt nẻ, chưa kể có thể làm phát sinh các vấn đề về hô hấp. Nếu trời lạnh quá, mẹ có thể áp dụng nguyên tắc 3-15-3 khi bật điều hòa nhé: cứ 3 tiếng, mẹ nên cho bé ra ngoài khoảng 15 phút để chơi đùa. Trước khi ra ngoài, mẹ nên mở rộng cửa trước và bế bé tại phòng khoảng 3 phút để thích nghi dần với sự thay đổi nhiệt độ xung quanh.
Giữ ẩm cho làn da bé
Không chỉ mẹ mà bé yêu cũng cần “kem dưỡng da” vào mùa đông nữa đó. Để giữ ẩm cho làn da của bé trong thời tiết hanh khô mùa đông, mẹ có thể thoa một lớp mỏng kem hoặc tinh dầu giữ ẩm cho bé. Mẹ lưu ý lựa chọn những sản phẩm có thành phần lành tính, không chứa chất gây hại cho làn da của bé như paraben, mẹ nhé.
Mặc quần áo vừa đủ
Nhìn bé nhỏ xinh mong manh bế trên tay, mẹ nào cũng chỉ lo con bị lạnh khi đông về mà ủ ấm cho bé thật nhiều lớp quần áo. Nhưng mẹ ơi, mặc quá nóng khiến bé đổ mồ hôi thấm ngược dễ gây cảm lạnh, mà lại dễ viêm da ngứa ngáy khó chịu ngủ không ngon chút nào đâu. Để biết mẹ có mặc quá nóng cho bé hay không, mẹ hãy thường xuyên sờ gáy và lưng để xem bé có toát mồ hôi không nhé. Ngược lại nếu bàn tay và bàn chân bé bị lạnh thì có khả năng bé cần mẹ mặc thêm một chiếc áo ấm hay đi tất dày hơn đó.
Sử dụng loại tã giấy phù hợp
Bên cạnh việc mặc nhiều quần áo hơn mức cần thiết cho bé, nhiều mẹ còn có xu hướng mặc tã thật dày để giữ ấm cho bé yêu. Tuy vậy đây là suy nghĩ “lợi bất cập hại” vì tã giấy quá dày cùng nhiều lớp quần áo gây hầm bí khó chịu, khiến làn da bé yêu dễ bị hăm đỏ và dị ứng.
Và mẹ biết không, đôi khi trái với suy nghĩ của mẹ, bé yêu lại thích loại tã giấy mỏng nhưng có khả năng thấm hút tốt đấy mẹ ạ. Vì tã mỏng “mặc như không mặc” nên bé chơi đùa ban ngày hay xoay trái xoay phải ban đêm thỏa thích mà không cảm thấy dày cộm khó chịu.
Tã giấy Moony mỏng nhưng thấm hút tốt sẽ giúp bé yêu của mẹ thoải mái cả ngày.
Bật mí cho mẹ là tã giấy Moony với thiết kế lõi bông cao cấp siêu chống trào, thấm hút nhanh gấp 2 lần, bề mặt đa rãnh thấm siêu tốc sẽ đáp ứng được sở thích “tã giấy mỏng nhưng vẫn thấm hút tốt” của bé đấy nhé. Hơn nữa, chất liệu sợi Nano của tã giấy Moony thì siêu mềm mịn, lại thêm màng vải thun 3 vòng co giãn 360 độ ôm khít mông bé, y như đôi bàn tay mẹ nhẹ nhàng nâng niu làn da nhạy cảm, mỏng manh của bé suốt cả ngày dài.
Vậy đó, chăm sóc làn da bé yêu khi đông về không khó như mẹ tưởng đâu nhỉ. Một chút khéo léo, thêm tẹo tỉ mỉ và tã giấy Moony – “vũ khí” bảo vệ là mẹ đã có thể yên tâm cùng bé vượt qua ngày đông lạnh rồi đó. Mẹ đừng quên gia nhập cộng đồng Moony Club để khám phá thêm vô vàn tuyệt chiêu hữu dụng để chăm bé nữa nhé.
Nguồn: Gia đình & Xã hội