Bạn có biết vì sao phi công không được có một vết sẹo nào trên người?

Các hãng hàng không đã đưa ra những yêu cầu vô cùng nghiêm ngặt khi tuyển dụng phi công, đặc biệt các phi công không được phép có sẹo hoặc sẹo quá to.

Không được có sẹo chính là một trong những điều kiện của vòng sơ khảo đối với các ứng viên khi muốn trở thành phi công.

Muốn trở thành một phi công thì trên người không được có bất kỳ một vết sẹo nào. Nhiều người chắc chẳn sẽ cảm thấy ngạc nhiên với điều này, dưới đây chính là lời giải thích cho quy định khắc nghiệt này của ngành hàng không.

Vết sẹo dễ bị to.ét ra

Càng lên cao, áp lực không khi sẽ càng xuống thấp, trong điều kiện này cơ thể con người sẽ nở ra vì vậy, các vết s.ẹo rất dễ bị xé rách. Những vết sẹo càng lớn thì khả năng chịu áp lực càng nhỏ. Khi máy bay không may gặp phải sự cố về máy nén khí, những vết sẹo này sẽ không đủ khả năng chống chịu lại áp lực sẽ bị nứt toác ra và chảy máu.

Tuy nhiên, cabin và khoang máy bay là những phòng kín, áp lực khi ở đó được cân bằng giống như không khí ở độ cao 2000m so với mực nước biển nên hoàn toàn không gây nguy hiểm cho người có sẹo.

Bạn có biết vì sao phi công không được có một vết sẹo nào trên người?

Khi máy bay đạt đến độ cao từ 9000m – 12000m, áp lực không khí ngoài khoang máy chỉ bằng ¼ so với mặt đất. Lúc này máy bay luôn phải chạy thiết bị nén khí, nếu không may thiết bị này gặp sự cố, phi công sẽ yêu cầu dùng mặt nạ dưỡng khí và hạ độ cao máy bay. Trong trường hợp này, nếu phi công có vết sẹo lớn trên người nó sẽ bị nứt vỡ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm lý và gây mất an toàn khi bay.

Bạn có biết vì sao phi công không được có một vết sẹo nào trên người?

Hành khách có sẹo

Rất nhiều hành khách có sẹo nhưng vẫn chọn máy bay là phương tiện di chuyển, điều này hoàn toàn không có ảnh hưởng gì cả. Trong trường hợp gặp sự cố, ảnh hưởng lớn nhất chỉ là vết sẹo bị nứt ra, nhưng nó không hề gây nguy hiểm đến tính mạng. Hơn nữa, tỉ lệ xảy ra những sự cố như vậy là vô cùng thấp.

Hành khách và phi công là 2 trường hợp khác biệt. Phi công là người trực tiếp cầm lái điều khiển máy bay. Trong lúc này, họ không thể bị xao lãng bởi những vết thương trên người.

Bạn có biết vì sao phi công không được có một vết sẹo nào trên người?

Tuy nhiên, không phải phi công nào có sẹo cũng không được lái máy bay. Các hãng hàng không có quy đinh cụ thể về độ lớn của vết sẹo. Trong lĩnh vực dân sự, những vết sẹo nhỏ hơn đồng xu thì có thể xử lý được. Nhưng ở lĩnh vực quân sự thì quy định nghiêm khắc hơn nhiều. Dù chỉ có một vết sẹo nhỏ thôi thì người đó cũng không được phép cầm lái. Đã có văn bản quy định về những yêu cầu này đối với ngành hàng không quân sự.

Để trở thành một phi công, các ứng viên phải trải qua 13 vòng kiểm tra: điện tim, điện não, xét nghiệm sinh hóa máu, nước tiểu, tâm lý thần kinh,… Quá trình đào tạo một phi công sẽ phải mất từ 7 – 9 năm. Chi phí đào tạo cũng rất cao, khoảng 1,5 tỉ đến 2,5 tỷ đồng.

Phi công là người gánh trên vai mạng sống của rất nhiều hành khách, vì vậy họ luôn phải tập trung cao độ trong mọi tình huống. Để đảm bảo an toàn, các hãng hàng không đã đưa ra những quy định nghiêm ngặt, không được có sẹo là một trong những quy định đó.

Yan