Tàu sân bay Pháp đã tới Syria để thay chân Mỹ thiết lập vùng cấ.m bay?
Sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố sẽ rút hết binh sĩ Mỹ về nước thì Pháp cho biết họ vẫn sẽ tiến hành các hoạt động quân sự tại Syria nhằm hỗ trợ đồng minh.
Truyền thông Pháp vừa cho biết, tàu sân bay h.ạt nh.ân Charles de Gaulle của hải quân nước này đã lên đường cho một nhiệm vụ triển khai mới ở khu vực phía Đông Địa Trung Hải, nơi nó sẽ tiến hành các hoạt động chố.ng lại tổ chức khủ.ng b.ố Nhà nước Hồi giáo – IS tại Syria.
Việc làm của Pháp diễn ra trong bối cảnh Mỹ đang tiến hành rút quân khỏi Syria, khi Nhà Trắng tuyên bố đã giành thắng lợi hoàn toàn trước IS và Tổng thống Mỹ Donald Trump lưu ý rằng các quốc gia còn lại có thể loại bỏ tàn dư của nhóm khủ.ng b.ố này.
Bên cạnh đó còn một thông tin khác cũng rất đáng chú ý, đó là vào ngày 21/12/2018, một đồng chủ tịch của Hội đồng Dân chủ Syria (SDC) – cánh chính trị của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) đã kêu gọi Pháp sớm thiết lập một vùng cấm bay ở phía Đông Bắc Syria nhằm bảo vệ họ trước nguy cơ một cuộc tấ.n cô.ng từ Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.
Mặc dù Pháp chưa đưa ra tuyên bố chính thức về lời đề nghị trên, tuy nhiên theo một quan chức của điện Elysee nói với hãng tin Reuters, Paris đã đảm bảo với phái đoàn SDC rằng mọi sự hỗ trợ của Pháp dành cho họ sẽ tiếp tục, bất chấp việc Mỹ Quân đội Mỹ sắp rời khỏi đây.
Như vậy phải chăng việc chiếc Charles de Gaulle tới Syria không phải chỉ để hỗ trợ việc tiê.u di.ệt tàn quân khủ.ng b.ố mà còn nhằm thiết lập một vùng cấ.m bay giúp đồng minh SDF an toàn trước cả Thổ Nhĩ Kỳ lẫn Nga và Syria?
Các tiêm kích đa năng Rafale-M trên tàu sân bay h.ạt nh.ân Charles de Gaulle của Pháp
Tuy nhiên có vẻ như việc làm của Pháp khi đưa tàu sân bay Charles de Gaulle tới Syria không phải nhằm mục đích trên, bởi nếu vậy nó sẽ phải hiện diện tại khu vực Trung Đông trong khoảng thời gian rất dài chứ chẳng phải chỉ vỏn vẹn vài tháng.
Báo chí Pháp đã đăng tải thông tin rằng sau khi kết thúc nhiệm vụ ở Địa Trung Hải, Charles de Gaulle sẽ đi qua Ấn Độ Dương và đến khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Ở đó con tàu sẽ tham gia vào cuộc tập trận quốc tế, cụ thể là với các lực lượng Ấn Độ và dự kiến nó sẽ trở lại Pháp trong tháng 7/2019.
Như vậy khả năng rất cao là chiếc Charles de Gaulle chỉ được sử dụng như một nguồn cung cấp hỏa lực yểm trợ đường không cho lực lượng vũ trang của SDF, khi họ hoàn thành nốt quá trình tiêu diệt tàn quân IS mà thôi.
Tiêm kích Rafale-M cất cánh trong một nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực mặt đất
Được biết đây chính là nhiệm vụ đầu tiên dành cho tàu sân bay h.ạt nhâ.n Charles de Gaulle sau khoảng thời gian sửa chữa kéo dài 18 tháng ở Toulon. Trước đó, chiếc hàng không mẫu hạm này đã tham gia vào một chi.ến dịch khác chống lại IS ở Syria và Iraq trong năm 2016.
Với khả năng mang theo trên 30 chi.ến đ.ấu cơ đa năng Rafale-M cùng các loại máy bay hỗ trợ tối tân khác, sự có mặt của chiếc Charles de Gaulle tại điểm nóng theo đánh giá sẽ đủ sức lấp đầy khoảng trống mà lực lượng Hoa Kỳ đã để lại.
Tàu sân bay h.ạt nh.ân Charles de Gaulle trong nhiệm vụ triển khai chống khủ.ng b.ố IS hồi năm 2016