Đắk Nông: Hồ tiêu vàng lá c.hết hàng loạt, hàng nghìn hộ nông dân điêu đứng

Nông dân trồng tiêu khắp tỉnh Đắk Nông đang bất lực nhìn vườn cây ch.ết dần c.hết mòn. Giấc mộng tỷ phú nhờ loại nông sản được mệnh danh là ‘vàng đen’ tan tành, chỉ còn lại những khoản nợ tiền tỷ không biết lấy đâu ra để trả.

Hồ tiêu tại Đắk Nông đang ch.ết dần ch.ết mòn với tốc độ “chóng mặt”. Ảnh: Hưng Thịnh/TTXVN

Bất lực nhìn tiêu ch.ết

Vườn tiêu của gia đình ông Vũ Đăng Khoa ở thôn 16, xã Đắk Wer, huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông có diện tích gần 3 ha. Từ đầu tháng 10, vườn đang xanh tốt bỗng xuất hiện một số cây c.hết rải rác. Tình trạng tiêu ch.ết đột ngột lan với tốc độ chóng mặt. Đến nay, sau hơn 1 tháng, đã có khoảng 2.700 gốc c.hết rụi. Gia đình ông Khoa đang đứng ngồi không yên vì khoản vay ngân hàng sắp tới kỳ đáo hạn, trong khi vườn tiêu chỉ mới thu bói được 1 năm đã c.hết gần hết.

Ông Vũ Đăng Khoa cho biết cách đây 3 năm, gia đình mua vườn tiêu này với giá 3 tỷ đồng, nguồn vốn tự có là 2 tỷ, còn lại vay ngân hàng. Rủi ro trong sản xuất thì người dân phải gánh chịu. Chỉ mong Nhà nước, ngân hàng có giải pháp hỗ trợ cho gia đình có cuộc sống bình ổn.

Cũng chỉ trong vòng một tháng nay, gần bảy nghìn trụ tiêu của gia đình anh Đoàn Đình Bắc, xã Đắk Buk So, huyện Tuy Đức bỗng dưng vàng lá rồi c.hết khô. Anh Đoàn Đình Bắc cho biết, năm ngoái vườn tiêu cũng c.hết mất vài chục trụ do úng nước. Năm nay, khi vừa kết thúc mùa mưa thì tiêu c.hết hàng loạt. Khi phát hiện cây tiêu có hiện tượng vàng lá, gia đình đã mời kỹ sư ngoài huyện vào tư vấn và đổ 3 lần thuốc, mỗi lần tốn gần 20 triệu đồng nhưng không thể cứu vãn.

Cũng theo anh Đoàn Đình Bắc, nếu vườn tiêu không c.hết thì năm nay anh thu khoảng 20 tấn tiêu khô, với mức giá xuống thấp như hiện nay cũng đút túi cả tỷ đồng. Tuy nhiên, trong thời gian ngắn, vườn tiêu ch.ết trơ trụ đã làm gia đình anh mất trắng khoảng 4 tỷ đồng; trong đó có 1 tỷ đồng vay ngân hàng để đầu tư vườn cây. Với tình hình hiện nay không biết gia đình lấy tiền đâu để tái đầu tư và trả nợ ngân hàng.

Không chỉ gia đình ông Khoa, anh Bắc mà hàng nghìn hộ nông dân ở Đắk Nông đang “vàng mắt” với cây trồng được mệnh danh là “vàng đen”. Nợ nần chồng chất đang hiện hữu với các nông hộ trồng hồ tiêu.

Theo thống kê chưa đầy đủ của ngành nông nghiệp Đắk Nông, đến nay đã trên địa bàn toàn tỉnh đã có hơn 1.000 ha hồ tiêu bị ch.ết hoàn toàn, hơn 2.600 ha bị nhiễm bệnh, chủ yếu là bệnh c.hết nhanh, ch.ết chậm. Hiện tượng tiêu ch.ết hàng loạt trên diện rộng chỉ diễn ra trong khoảng hơn 1 tháng trở lại đây khi mùa mưa bắt đầu kết thúc.

Dự báo, trong thời gian tới diện tích hồ tiêu ch.ết sẽ tiếp tục tăng lên gây hậu quả nặng nề cho người nông dân và ngành nông nghiệp địa phương. Điển nóng về dịch bệnh trên cây hồ tiêu hiện nay là huyện Đắk Song – thủ phủ hồ tiêu của tỉnh Đắk Nông với hơn 527 héc ta tiêu bị ch.ết, hơn 1.600 héc ta bị nhiễm bệnh. Kế đến là huyện Tuy Đức, với hơn 300 héc ta tiêu bị c.hết trụi…

Hệ lụy từ sản xuất theo phong trào

Theo ông Lê Trọng Yên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tiêu nhiễm bệnh và c.hết hàng loạt một phần do thời tiết diễn biến bất thường, mưa quá nhiều làm dịch hại phát triển, trong đó có các bệnh hại rễ do nấm và tuyến trùng gây ra bệnh c.hết nhanh, c.hết chậm. Bên cạnh đó, việc sản xuất theo phong trào của bà con nông dân cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ và chỉ cần có tác nhân là dịch bệnh bùng phát.

Cũng theo ông Lê Trọng Yên, những năm trước giá cả hồ tiêu rất cao, có thời điểm lên đến 220.000 đồng/kg, lãi gấp nhiều lần so với cây trồng khác nên người dân ồ ạt mở rộng diện tích, bất chấp khuyến cáo của các cơ quan chức năng, làm phá vỡ quy hoạch chung. Đến nay, diện tích hồ tiêu của tỉnh đã vào khoảng 35.000 ha, vượt nhiều lần so với quy hoạch đến năm 2020 là khoảng 10.000 ha.

Nông dân “bất lực” nhìn hồ tiêu ch.ết dần c.hết mòn. Ảnh: Hưng Thịnh/TTXVN

Chỉ từ năm 2016 đến nay, người dân đã trồng mới hơn chục nghìn ha. Trong khi đó, nhiều diện tích trồng mới không kiểm soát được chất lượng giống, xử lý đất, vệ sinh đồng ruộng, do đó luôn tiềm ẩn dịch bệnh lây lan, dẫn đến nguy cơ nhiều vườn tiêu ch.ết hàng loạt. Thêm nữa, việc phát triển sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh chưa bền vững, nông dân còn lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học, chất kích thích tăng trưởng để tăng năng suất, sản lượng, gây ra nhiều tác động tiêu cực trong sản xuất.

Ông Lê Trọng Yên đánh giá, hiện nay, hồ tiêu là cây trồng có giá trị kinh tế vượt trội so với các loại cây khác ở địa phương nhưng mức đầu tư lớn và rủi ro rất cao. Để đầu tư 1héc ta hồ tiêu một cách bài bản, người dân phải tốn khoảng 300 triệu đồng. Năm nay, người nông dân trồng tiêu ở Đắk Nông đang bị thiệt kép do bệnh hại làm tiêu c.hết hàng loạt và giá cả xuống thấp (còn gần 60 nghìn đồng/kg).

Cấp bách thực hiện các giải pháp phòng, chống bệnh

Để ứng phó với dịch bệnh đang diễn biến phức tạp trên cây hồ tiêu, hiện nay, ngành nông nghiệp Đắk Nông cấp bách thực hiện nhiều giải pháp. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Nông đã thành lập một tổ công tác phối hợp với các địa phương tổng rà soát, đánh giá tình hình dịch bệnh, dự tính dự báo diễn biến của bệnh hại trên cây hồ tiêu.

Đồng thời chỉ đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật phối hợp với các địa phương tích cực tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực các biện pháp chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên cây tiêu, xử lý kịp thời hiệu quả. Tập trung tuyên truyền, hướng dẫn người dân áp dụng Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên vườn tiêu; áp dụng Quy trình trồng, chăm sóc cây hồ tiêu theo hướng bền vững, không chạy theo phong trào để trồng ồ ạt phá vỡ quy hoạch, tiềm ẩn nhiều rủi ro; thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với từng chân đất của các địa phương.

Dự kiến vào cuối tháng 11, tỉnh Đắk Nông sẽ tổ chức hội thảo khoa học mời các chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành về trồng trọt để tìm hướng phát triển bền vững cho cây hồ tiêu trên địa bàn.

Theo ông Nguyễn Thiện Chân, Chi cục phó Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đắk Nông), diện tích hồ tiêu bị nhiễm bệnh và chế.t chủ yếu là bệnh c.hết nhanh, c.hết chậm do nấm và tuyến trùng gây nên.

Đây là bệnh chưa có thuốc đặc trị nên công tác phòng bệnh là chủ yếu. Vì vậy, bà con cần áp dụng Quy trình Quản lý bệnh ch.ết nhanh, ch.ết chậm hại hồ tiêu của Cục Bảo vệ thực vật đã được ban hành. Theo đó, bà con đặc biệt lưu ý sau khi xử lý xong diện tích hồ tiêu bị ch.ết được tuyệt đối không được trồng lại ngay mà phải để cách ly 2 – 3 năm sau mới trồng lại; không tái canh hoặc trồng mới trên những vùng đất trũng khó thoát nước, đất không phù hợp với cây hồ tiêu để hạn chế rủi ro trong quá trình sản xuất. Trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời điểm, đúng phương pháp).

Ngoài ra, để giảm bớt khó khăn cho người dân khi có tiêu bị c.hết, ngành nông nghiệp Đắk Nông cũng đang nghiên cứu, đề xuất UBND tỉnh có mức hỗ trợ những hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, gia đình có công với cách mạng phù hợp với thực tế. Nghiên cứu, xem xét hỗ trợ người dân đã vay vốn trồng tiêu bằng các hình thức khoanh nợ, gia hạn thời gian trả nợ hoặc tiếp tục cho vay để tái đầu tư đối với những hộ có diện tích tiêu đã bị ch.ết.

 

Theo: Anh Dũng – Hưng Thịnh (TTXVN)