Đáng gờm sự trỗi dậy của Trung Quốc về sức mạnh quân sự: Vượt mặt Mỹ liệu có dễ?
Theo các chuyên gia v.ũ kh.í, Trung Quốc đang đầu tư nguồn lực phát triển các thiết bị v.ũ kh.í từ sú.ng đến máy bay quân sự, cho thấy sự phát triển chú trọng quân sự vượt bậc.
Sức mạnh quân sự Trung Quốc gia tăng
Điều này diễn ra khi lực lượng quân đội Trung Quốc chuẩn bị tham gia show trình diễn nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Trung Quốc đang nỗ lực từng bước phát triển v.ũ kh.í mới từ sú.ng đến các máy bay chiến đấu nhằm gia tăng thách thức với Mỹ, các quan chức quân sự Trung Quốc cho biết.
Ảnh minh họa. Nguồn: AP
Nỗ lực này đi cùng với động lực của Bắc Kinh thúc đẩy hiện đại hóa quân sự và cải thiện năng lực chiến đấu khi lực lượng quân đội nước này chuẩn bị cho màn trình diễn hoành tráng vào cuối năm nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
“Chúng tôi muốn tập trung vào việc thúc đẩy khả năng nghiên cứu và phát triển trong tất cả các lĩnh vực có thể. Mặc dù các loại sú.ng quân sự của Trung Quốc liên tục cải thiện và nâng cấp nhưng Trung Quốc vấn chưa đủ khả năng để có thể sản xuất các loại sú.ng chất lượng cao”, ông Huang Xueying, đại biểu Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc cho biết.
Trung Quốc đang làm việc cải thiện động cơ máy bay chiến đấu nhằm nỗ lực phát triển máy bay tàng hình có thể cạnh tranh với các siêu cường mạnh nhất trên thế giới.
“Có thể các phiên bản hệ thống máy bay chiến đấu vẫn còn sao chép từ quá khứ bởi vì chúng ta phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ nước ngoài. Tuy nhiên, hiện tại chúng tôi đang nỗ lực nhiều hơn vào nghiên cứu và phát triển”, ông Tang Changhong – đại biểu Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc nói.
“Trung Quốc đang phát triển v.ũ kh.í nhỏ hơn. Và lộ trình vẫn đang tiếp tục”, ông Tang nói.
Mặc dù Trung Quốc liên tục phát triển các máy bay chiến đấu nhưng vẫn phải phát triển các động cơ tin cậy cho các loại máy bay này nhằm cạnh tranh với các hãng lớn của Nga và Mỹ.
Các nhà chỉ trích cho rằng Trung Quốc phải đầu tư việc luyện kim giá trị cao nhằm xây dựng các thành phần cần thiết cho các động cơ hoạt động ở nhiệt độ khắc nghiệp trong thời gian dài.
Các động cơ phát triển của Trung Quốc chỉ hoạt động trong khoảng hàng trăm giờ trong khi hệ thống phương Tây có thể hoạt động hàng nghìn giờ.
Theo đó, một số các máy bay tiên tiến nhất của Trung Quốc vẫn phụ thuộc vào việc nhập khẩu từ Nga hoặc có sự trợ giúp của Moscow.
Liệu có thể cạnh tranh với Mỹ?
Vào tháng trước, Tân Hoa Xã đã báo cáo rằng, Học viện khoa học quân sự – cơ quan nghiên cứu đứng đầu của quân đội Trung Quốc đang thúc đẩy nghiên cứu và phát triển.
Học viện đã tuyển dụng khoảng 249 chuyên gia công nghệ cao trong lĩnh vực quân sự, báo cáo cho biết.
Theo báo cáo này, họ tập trung vào phát triển trí tuệ nhân tạo, quốc phòng và hợp nhất dân sự-quân sự.
Theo báo cáo hàng năm từ Quốc hội Trung Quốc (Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc) vào tháng trước, chi phí nghiên cứu và kinh phí quân sự của Trung Quốc sẽ tiếp tục gia tăng mặc dù tăng trưởng kinh tế chậm.
Chi phí quân sự sẽ tăng khoảng 175.98 tỷ đôla Mỹ vào năm 2019, tăng khoảng 7.5% so với năm ngoái. Kinh phí cho khoa học và công nghệ sẽ gia tăng khoảng 13.4% (ở mức 354 tỷ nhân dân tệ).
Điều này sẽ cải thiện công nghệ v.ũ kh.í Trung Quốc trong bối cảnh gia tăng cạnh tranh giữa Bắc Kinh và Washington trong nhiều lĩnh vực, bao gồm khoa học, công nghệ và sức mạnh quân sự.
Trung Quốc cũng bán rất nhiều v.ũ k.hí cho các nước và là nhà xuất khẩu máy bay quân sự không người lái lớn nhất trên thế giới, theo nhóm nghiên cứu Thụy Điển cho biết.
Tuy nhiên, báo cáo Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm(SIPRI) cho biết, các sản phẩm xuất khẩu đã tăng khoảng 2.7% trong năm 2014-2018 so với 5 năm trước.
Trung Quốc đã mở rộng mạng lưới khách hàng lên tới 53 quốc gia. Bắc Kinh đang bán nhiều v.ũ kh.í cho các quốc gia và hiện tại là nhà sản xuất máy bay không người lái dẫn đầu thế giới, báo của SIPRI cho biết.
Tuy nhiên, dữ liệu gần đây nhất chỉ ra rằng, các v.ũ k.hí xuất khẩu của Trung Quốc đang rơi ở mức thấp khoảng 2.7% trong thời gian từ năm 2014-2018 so với 5 năm trước.
Các sản phẩm v.ũ kh.í xuất khẩu từ Mỹ cũng tăng lên 29% trong thời gian 2014-2018 so với giai đoạn 2009-2013.
Trong khi đó, Trung Quốc mở rộng phạm vi khách hàng lên tới 53 nước trong thời gian 2014-2018, tăng khoảng 41 nước so với 5 năm trước.
Các nhà nghiên cũng nhận ra rằng Trung Quốc hiện là nước đứng đầu trong trong việc bán máy bay quân sự không người lái trong 5 năm qua. Ngược lại, Mỹ là nhà sản xuất v.ũ kh.í lớn nhất thế giới nhưng chỉ bán khoảng 5 máy bay quân sự không người lái cho Anh trong 10 năm qua từ năm 2009.
Phần lớn các quốc gia mua máy bay không người lái của Trung Quốc là các quốc gia Trung Đông, bao gồm Ai Cập, Iraq, Jordan, Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất.
Ông Nan Tian, một nhà nghiên cứu chương trình quân sự và chuyển giao v.ũ kh.í của SIPRI nói rằng, việc phát triển công nghệ cao của quân sự Trung Quốc là lý do chính cho tăng trưởng thấp hơn trong xuất khẩu v.ũ k.hí.
“Trước đây, Trung Quốc phụ thuộc vào các quốc gia nước ngoài bao gồm Nga, Ukraine và Pháp trong việc phát triển công nghiệp vũ. kh.í. Hiện tại, Bắc Kinh đã có nhà máy sản xuất trong nước thúc đẩy phát triển quân sự”, ông Nan nói.