Bác sĩ Việt Nam có thể chữa khỏi H.IV?
Liệu Việt Nam có thể áp dụng phương pháp mới, giúp những người đang mang trong mình căn b ệnh H.IV khỏi dứt điểm?
Một bện h nhân trên thế giới vừa được công bố chữa khỏi H.IV nhờ ghép tế bào gốc. Với nhiều thành công trong ghép tế bào gốc, liệu bác sĩ Việt Nam có thể áp dụng phương pháp mới, c ứu chữa những bệ nh nhân đang mang trong mình căn bệ nh HI.V?
Bản chất của phương pháp trị khỏi bệnh H.IV
PGS.TS Trần Huy Thịnh, Đơn vị tế bào trị liệu, Đại học Y Hà Nội, cho hay các bệnh nhân được trị khỏi HIV trên thế giới đều chung một đặc điểm là được chỉ định điều trị u ng th ư m áu bằng ghép tế bào gốc và họ tận dụng lấy nguồn tế bào gốc mang gen CCR5, miễn nhiễm với H.IV.
Thực chất, để thực hiện được phương pháp điều trị này cần 3 yếu tố:
– Tế bào gốc sử dụng cho ghép phải mang đột biến gen CCR5 gây kháng với việc nhiễm HIV. Nếu ghép tế bào gốc không có đột biến gen CCR5 thì sau khi ghép, người bệnh vẫn có nguy cơ nhiễm HIV
– Người cho và người nhận phải có sự hòa hợp nhất định để đảm bảo cho việc ghép thành công
– Người bệnh phải đảm bảo điều kiện: vừa nhiễm H.IV/A.IDS vừa bị bệnh un g th ư m áu
Người bệnh chỉ nhiễm H IV/A DS nếu điều trị thuốc kháng virus ARV sẽ có khả năng kiểm soát được bệnh, vẫn sống khỏe mạnh hàng chục năm với mức độ an toàn cao hơn. Ảnh: Quỳnh Trang.
Theo PGS Thịnh, tỷ lệ ghép thành công trong ghép tế bào gốc hiện nay chỉ khoảng từ 40-60%. Các ca ghép không thành công do tế bào gốc khi vào cơ thể không hoặc chậm phát triển ở tủy, gây suy giảm hệ miễn dịch cơ thể, dẫn tới nh iễm trùn g và t ử v ong.
Trong khi đó, người bệnh chỉ nhiễm HI.V/A.IDS (không mắc u ng th ư) nếu điều trị thuốc kháng virus ARV sẽ có khả năng kiểm soát được bệnh, vẫn sống khỏe mạnh hàng chục năm với mức độ an toàn cao hơn.
“Ghép tế bào gốc là phương pháp được sử dụng khi gần như không còn lựa chọn nào khác trong điều trị. Xác suất thành công và t ử vo ng của ghép tế bào gốc là 50-50. Vì thế, các bác sĩ sẽ cân nhắc rất cẩn thận giữa lợi ích và nguy cơ rủ i r o khi ghép tế bào gốc cho một người chỉ nhiễm HI V/AID S”, PGS Thịnh nói.
Bệnh nhân HI.V Việt Nam có nên hy vọng?
Việt Nam đã có hàng nghìn ca ghép tế bào gốc điều trị cho nhiều loại bệnh lý khác nhau. Về khả năng ghép tế bào gốc để điều trị HIV /AI DS như trên thế giới, PGS Thịnh cho hay Việt Nam đã có đầy đủ điều kiện về trình độ chuyên môn, năng lực, phương tiện, kỹ thuật và những hỗ trợ khác để làm.
“Để triển khai tại Việt Nam, chúng ta cần các yếu tố: có bệnh nhân mắc cả un g th ư m u và nhiễm HI V; có chỉ định sử dụng ghép tế bào gốc trong điều trị; tìm nguồn cho là tế bào gốc mang đột biến gen CCR5 kháng với HIV”, PGS Thịnh cho biết.
Tuy về mặt kỹ thuật, khoa học, Việt Nam có thể thực hiện phương pháp này nhưng thực tế nguồn tế bào gốc của nước ta cho chưa đủ phong phú và cũng chỉ mới thực hiện các xét nghiệm sàng lọc về sự hòa hợp và các nguy cơ liên quan đến bệnh tru yền nhi ễm của tế bào gốc. Nguồn lưu trữ tế bào gốc hiện nay mới chỉ thực hiện sàng lọc cơ sở phân tử để điều trị một số bệnh cụ thể, chưa thực hiện xét nghiệm để tìm kiếm đột biến gen CCR5 có thể kháng lại nhiễm vir us HI V.
Chưa kể, chi phí một ca ghép tế bào gốc đến hàng tỉ đồng và đôi khi vượt quá khả năng chi trả của những người nhiễm HI V/AID S.
“Việc triển khai phương pháp này hiện vẫn để ngỏ. Việt Nam cần phải có nhiều văn bản hướng dẫn cụ thể hơn trong điều trị bệnh phải thực hiện ghép tế bào gốc. Việc lưu trữ tế bào gốc cũng cần phải được đẩy mạnh và sàng lọc thông tin đầy đủ hơn để sẵn sàng sử dụng nguồn tế bào gốc phù hợp để ghép cho bệnh nhân”, PGS Thịnh chia sẻ.