Khi đi thực tập sinh viên Y dược cần chú ý những điểm gì?
Khó khăn nhất của sinh viên Y Dược đi thực tập là làm sao được cơ quan cho thực tập đúng chuyên ngành, thực hành nhiều và vấn đề thứ hai là thường bị coi như người thừa tại cơ quan đang thực tập. Vì vậy, sinh viên cần chuẩn bị những gì khi đi thực tập để có được kết quả thuận lợi hơn?
Giai đoạn thực tập tại bệnh viện là thời gian tốt nhất cho các bạn tích luỹ, trau dồi kiến thức, kinh nghiệm. Việc mặc áo Blouse trắng, làm những công việc như Điều dưỡng viên, Dược sĩ…thực thụ tuy có sự hướng dẫn của các bác sĩ, y tá… trong bệnh viện nhưng nhiều sinh viên còn khá bỡ ngỡ. Để quá trình thực tập diễn ra suôn sẻ và học hỏi được nhiều kinh nghiệm các bạn sinh viên ngành Y Dược nên chú ý những điểm sau:
Dưới đây là kinh nghiệm của một cựu sinh viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur. Mặc dù quá trình thực tập không quá dài nhưng cũng đủ để chúng ta thấm được cái triết lý của ngành mình đang theo học: “chúng ta không thể nào tránh khỏi những sai lầm nhưng có thể giảm thiểu những vấp ngã và tránh mất thời gian sửa chữa những sai lầm đó”.
Có kiến thức chuyên môn vững vàng, chọn đúng thời điểm
Để có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực mình đang theo đuổi, sinh viên Y Dược đều mong muốn có nhiều thời gian thực hành và đi thực tập. nhưng lựa chọn đúng thời điểm mới là vấn đề quan trọng nhất.
Nếu bạn chưa trang bị cho mình đủ những kiến thức và kỹ năng cần thiết khi bạn đi thực tập tại những bệnh viện, trung tâm y tế hay phòng khám thì bạn sẽ không làm được việc gì ngoài những việc như pha trà, rót ngước, quét nhà…và nếu lựa chọn thời điểm đi thực tập quá muộn cũng chẳng hay một chút nào khi những người bạn cùng trang lứa dày dặn kinh nghiệm thì mình vẫn là một con số 0 tròn chĩnh.
Do đó, thời điểm thích hợp nhất để đi thực tập của sinh viên Đại học là cuối năm 3 đầu năm 4, sinh viên Cao đẳng là cuối năm 2 đầu năm 3. Bạn nên chủ động trong vấn đề này để tập trung tích lũy kiến thức trong những năm đầu, không nên để xảy ra tình trạng “nước đến chân rồi mới nhảy”. Nếu bạn không trang bị những kiến thức chuyên môn cho mình thì vô tình bạn đã biến đợt thực tập chuyên ngành thành đợt đi pha trà, rót nước.
Có kiến thức chuyên môn vững vàng, chọn đúng thời điểm.
Chủ động chọn nơi thực tập có thể trau dồi kinh nghiệm
Lựa chọn địa điểm thực tập là một trong những yếu tố quan trọng, là tiền đề để bạn có thể nâng cao kỹ năng tay nghề. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hiểu được tầm quan trọng của chúng mà thực tập theo cơ chế tập thể. Có thể là đi thực tập cho vui, cho có bạn mà không quan tâm đến việc mình sẽ học được gì? Tích lũy được gì sau đợt thực tập đó? Cơ quan mình thực tập như thế nào? Người hướng dẫn mình là ai?
Điều này sẽ thật khó để nói trước điều gì đặc biệt là trong ngành Y Dược. Bạn sẽ tự đào mồ chôn mình nếu thờ ơ với vấn đề đó. Vì vậy hãy chủ động tìm hiểu nơi mình thực tập, xác định mục tiêu mình sẽ học hỏi được gì khi thực tập tại đó, từ đó bạn sẽ biết mình sẽ phải làm gì.
Học hỏi mọi người xung quanh
Hầu hết những sinh viên khi đi thực tập đều không được lựa chọn người hướng dẫn mà do đơn vị tiếp nhận chỉ định hoặc phân công. Nhưng bạn vẫn có thể tìm hiểu người hướng dẫn mình là ai để có những chuẩn bị kỹ càng hơn cũng như sẵn sàng học hỏi từ những điều cơ bản nhất, thậm chí là từ những điều mình đã biết. Nếu may mắn gặp được những người tốt, khiến bạn tin tưởng thì đó là may mắn của bạn, thế nhưng điều này không phải lúc nào cũng xảy ra nên mỗi người cần chuẩn bị hành trang tốt nhất trước khi bước vào đợt thực tập để có thể hoàn thành tốt nhất quá trình này.
Một sinh viên đang theo học năm 3 tại Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cũng chia sẻ rằng: “sắp bước vào đợt thực tập em rất lo lắng không biết mình có làm tốt được không, nhưng theo em một vấn đề tất cả các bạn cần biết đó là phải không ngừng học hỏi ngay từ những điều nhỏ nhất, cái gì không biết thì phải mạnh dạn hỏi ngay”.
Học hỏi mọi người xung quanh.
Cầu thị nhưng không quá nhiều đòi hỏi
Đây cũng là một trong những vấn đề quan trọng góp phần tạo nên thành công của mỗi người. Khi bạn có tinh thần cầu thị, bạn sẽ cố gắng hơn để đạt được mục đích của mình. Tuy nhiên khiêm tốn cũng không bao giờ là thừa khi bạn không có quá nhiều đòi hỏi, bởi đây là thời gian cần kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm hơn là tiền bạc. Điều này sẽ giúp bạn có được thiện cảm của mọi người và sẽ nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình hơn.
Đó là những kinh nghiệm giúp các bạn hoàn thành tốt nhiệm vụ trên con đường thực hiện mơ ước của mình, nhưng những gì bạn đạt được không có nghĩa bạn bạn có thể “ngủ quên” trên chiến thắng mà không biết đến hiện tại. Học hỏi, khiêm tốn, cầu thị…tất cả đều có thể giúp bạn có thêm động lực vượt qua khó khăn để đón nhận trái ngọt.
Theo Cao đẳng Y dược Hà Nội