Tên lửa S-300 Nga ở Syria: Nút chuyển thế trận đã sẵn sàng – Xin mời các quý ông!

Kể từ khi Nga triển khai tên lửa S-300, Không quân Isarel chưa có lần nào dám xâm phạm không phận Syria. Một trận Điện Biên Phủ khốc liệt sắp xảy ra?

Thực tế logic là, không có “khiên” tuyệt đối, cũng không có “kiếm” tuyệt đối. Do đó, ngay cả hệ thống phòng không tốt nhất vẫn có thể bị phá hủy bởi máy bay và, ngay cả những chiếc máy bay tàng hình tốt nhất vẫn có thể bị hạ gục bởi hệ thống phòng không.

Mới đây nhất, sau cuộc gặp ngắn bên lề tại Paris của Thủ tướng Benjamin Netanyahu với Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông Netanyahu chính thức tuyên bố: “Lãnh đạo Israel đã đánh giá thấp mức độ khủng hoảng trong quan hệ với Nga”.

Trước đó, chính quyền Israel tin rằng Nga “đã quyết định sử dụng thảm kịch của IL-20 để áp dụng các quy định mới của trò chơi ở Syria cho Israel và ngoài ra, để tăng cường vị thế của Nga trong Syria.

Nhưng bây giờ Netanyahu tin rằng chúng ta đang nói về một vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều trong mối quan hệ. Theo ông, cuộc khủng hoảng là mang tầm chiến lược”.

Cần lưu ý rằng một tuyên bố như vậy đã được thực hiện bởi chính Netanyahu.

Tên lửa S-300 Nga ở Syria: Nút chuyển thế trận đã sẵn sàng - Xin mời các quý ông! - Ảnh 1.
Máy bay chiến đấu Không quân Israel từng ra vào không phận Syria như đi chợ, nhưng nay đã khác.

Đến đây, chắc bạn đọc đã hiểu rằng, 3 vấn đề nêu trên tuy không ăn nhập gì với nhau về bố cục văn vẻ nhưng, hệ lụy của nó có chung một nhận định về cục diện, thế trận mà S-300 đã tạo ra trong khu vực.

Tất nhiên, không chỉ chiến thuật mà mang tầm chiếc lược như Thủ tướng Israel đã xác nhận.

S-300 thay đổi cục diện chiến trường

Đầu tiên phải thống nhất với nhau bằng một quan điểm là S-300 – một tổ hợp phòng không riêng lẻ, tác chiến độc lập, không nằm trong khái niệm “Nga triển khai S-300 tại Syria” bởi nó không là gì qúa lớn quyết định với cục diện chiến trường.

Sự thay đổi cục diện chiến trường chỉ khi tên lửa S-300 xuất hiện tại Syria cùng với các hệ thống, vũ khí, trang bị hỗ trợ khác như các hệ thống tác chiến điện tử (EW), tên lửa S-400, tàu chiến của Nga… cùng triển khai đồng bộ như trên lãnh thổ Liên bang Nga.

Vì vậy, để ngắn gọn, khi nói S-300 tại Syria thì có nghĩa bao hàm toàn bộ các khái niệm, hành động nêu trên.

Cục diện chiến trường là trạng thái quân sự hay thế trận của các bên trong một thời điểm nhất định. Bên nào ở thế tấn công, tìm diệt, bên nào ở thế phòng ngự, bị bao vây, chia cắt…

Khi cho có S-300 tại Syria, cục diện quân sự giữa Nga-Syria-Iran-Hezbollah với Israel như sau:

Không quân Israel xuất kích tấn công bất cứ lúc nào, nơi đâu trên lãnh thổ Syria nhằm vào căn cứ của lực lượng Iran-Hezbollah, nhưng nếu nhầm, nhằm phải lực lượng Syria thì Israel cũng không chịu trách nhiệm, bất chấp.

Hoạt động của lực lượng Iran-Hezbollah với ý đồ tạo ra một “lưỡi liềm Shitte” của người Iran đã gặp vô vàn khó khăn trước các đòn tấn công của Không quân Israel.

Các cuộc không kích này, Israel chỉ thông báo cho Nga hoặc không thông báo trước 1-2 phút.

Tên lửa S-300 Nga ở Syria: Nút chuyển thế trận đã sẵn sàng - Xin mời các quý ông! - Ảnh 3.

Một tổ hợp tên lửa phòng không do Nga chế tạo.

Sau khi S-300 Nga triển khai tại Syria thì Không quân Israel ngừng hoạt động trên không phận Syria. Điều này đã thay đổi cục diện quân sự giữa các bên nói trên như từ âm cực sang dương cực. Và, đúng như Thủ tướng Israel nói, đây là một cuộc khủng hoảng tầm chiến lược với Israel.

Đương nhiên, muốn thay đổi cục diện chiến trường, trong khi Israel đâu phải là quốc gia dễ bắt nạt mà là một thực lực quân sự mạnh nhất nhì Trung Đông được Mỹ hậu thuẫn… thì S-300 phải tạo ra một thế trận, một sức mạnh như nào đó mới đủ sức thay đổi, đủ sức khiến máy bay Israel “đắp chiếu”…

Con nhím xù lông hay con hổ trong tư thế vồ mồi?

Đừng ai đánh giá thấp khả năng chiến đấu của Israel. Vấn đề là xác định rõ tính chất, bản chất của việc Nga triển khai S-300 tại Syria để để ra phương châm, cách đánh tối ưu là thuộc về khoa học nghệ thuật quân sự.

Tại Việt Nam vào năm 1954. Pháp đã tiến hành đổ quân xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ (ĐBP). Sau khi hoàn thành, Pháp rải truyền đơn gửi thông điệp thách thức tướng Giáp tấn công.

Theo Tướng Giáp thì tập đoàn cứ điểm ĐBP không phải là một “con nhím chỉ biết xù lông” mà đây là “một con Hổ đang co mình lại để vồ mồi” (Theo lời kể của vị sỹ quan liên lạc của Đại tướng nhân kỷ niệm 50 chiến thắng ĐBP).

Đến bây giờ thì rõ rồi, các tướng lĩnh quân đội Pháp là hậu duệ của Napoleon, đâu phải đơn giản đổ quân xuống một nơi hoang vắng để mời gọi Việt Minh tấn công… mà họ biến nơi đó thành những quả đấm thép khống chế toàn bộ khu vực ngã ba chiến lược Đông Dương.

Một con Hổ đang co mình lại thì đừng tưởng nó đang phòng thủ, không đâu, nó đang chuẩn bị vồ mồi.

Đến đây, chúng ta trở lại với việc Nga triển khai hệ thống phòng không S-300 tại Syria. Một câu hỏi mở ra là thế trận bố trí S-300 tại đó chỉ đơn thuần là phòng thủ hay tấn công?

Quả thật, nếu như có một sự liên hệ về thế trận thì ĐBP và S-300 tại Syria thì có cái gì đó hay hay, thú vị mà chúng ta đã nhận ra.

Hệ thống phòng không S-300 của Nga triển khai tại Syria không chỉ đơn giản là phòng thủ không phận mà cao hơn, đây là một trong những “nút chuyển thế trận” rất quan trọng của Nga trên khu vực Trung Đông.

Trước hết, chỉ riêng với đối tượng tác chiến Israel, người Nga đã nghiên cứu rất kỹ qua 200 lượt Không quân Israel (IAF) xuất kích tấn công…

Hầu như IAF bay thấp, lợi dụng địa hình Lebanon bất ngờ tập kích vào lãnh thổ Syria và rút về, họ chỉ một lần tấn công từ phía Đông sông Euphrates vào Hama và Aleppo. Do đó, chỉ cần một tàu trực chiến trang bị hệ thống phòng không S-300F ở Địa Trung Hải là hành vi của IAF bị phát hiện và tóm gọn.

Vậy thì, 3 tiểu đoàn S-300 sẽ bố trí tại đâu ở Syria để làm nhiệm vụ “đón tiếp” lối chơi bất ngờ từ hướng Lebanon của Không quan Israel?

Đây là vấn đề tuyệt mật, Không quân Israel đã nhiều lần trinh sát để tìm và Nga cũng có nhiều S-300 giả như thật để nghi binh, là vấn đề không dễ dàng phát hiện như ảnh vệ tinh ai đó đã tung lên.

Tuy nhiên, nếu như S-300 có tại căn cứ không quân T4 (phía Tây Lebanon), Masyaf (phía Bắc Lebanon) và S-300F tại Đông Địa Trung Hải cùng với hệ thống EW của Nga chế áp mạnh thì coi như Không quân Israel chỉ có thể “đắp chiếu” là chắc chắn.

Tên lửa S-300 Nga ở Syria: Nút chuyển thế trận đã sẵn sàng - Xin mời các quý ông! - Ảnh 5.

Một tổ hợp tên lửa phòng không do Nga chế tạo.

Tiếp theo, chức năng “nút chuyển thế trận” của S-300 tại Syria

Đến bây giờ người Mỹ vẫn trong tâm trạng lo lắng nghiêm trọng là không biết ai hiện giờ đang điều khiển S-300, Nga hay Syria ? Điều này cho thấy Mỹ đang sợ Nga “mượn tay Syria” để tấn công máy bay Mỹ và đồng minh mà cụ thể là Pháp và Anh hay Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria và Địa Trung Hải.

Vì vậy, từ thế trận phòng thủ chủ động trước không quân Israel, thì S-300 có thể tấn công lực lượng không quân Mỹ, Anh, Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ “đang bất hợp pháp” tại Syria nếu như họ không rời khỏi. Đó là cuộc tấn công bảo vệ chủ quyền chống xâm lược của người Syria.

Trận chiến cuối cùng Idlib không phải là không xảy ra mà xảy ra chỉ vấn đề thời gian, vì thế Nga triển khai S-300… tại Syria là để răn đe, ngăn chăn lực lượng Anh, Pháp đang lăm le sử dụng chiêu bài “Syria sử dụng VKHH” để can thiệp.

Ngày 7/11, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố: “Các chuyên gia kỹ thuật quân sự Nga đến Syria cùng với các hệ thống phòng không S-300PM/PM-2, đã hoàn thành tích hợp lên chuẩn phiên bản xuất khẩu S-300PMU-2 Favorit. Tất cả 3 tổ hợp S-300 mà Nga chuyển đến Syria hiện đã sẵn sàng trực chiến”.

Nút chuyển thế trận S-300 theo nguyên tắc, phòng thủ trong khu vực không phận được phân công và tấn công trong tầm bắn có hiệu quả. Nó, hệ thống phòng không S-300, EW của Nga tại Syria , như một con Hổ đang ở tư thế co mình lại chuẩn bị vồ mồi.

Nút chuyển thế trận đã kết nối. Bây giờ xin mời các quý ông!

Theo Lê Ngọc Thống/ Thời đại