Điểm mặt những loại rau dễ nhiễm giun sán nhất, sơ chế cẩn thận trước khi dùng
Theo các chuyên gia sức khỏe, con đường ngắn nhất để giun sán x âm nhập vào cơ thể chúng ta chính là thông qua ăn uống, nhất là khi ăn các loại rau. Dưới đây là những loại rau thủy sinh rất dễ nhiễm giun sán mà bạn cần chú ý!
Ngó sen
Theo Đông y, ngó sen tươi có tính hàn, ngọt mát, có thể tiêu ứ máu, thanh nhiệt, thích hợp để chữa khát khi say rượu, ho ra máu, nôn ra máu. Ngó sen, nhất là đốt ngó sen, là vị thuốc cầm máu rất tốt, chuyên trị các loại x uất hu yết như thổ huyết, ho ra má u, tiểu ra má u, đại tiện ra má u…
Ngó sen cũng là một loại thực phẩm rất quen thuộc và ngon miệng, nhưng bạn cần chú ý phải ăn chín, tuyệt đối không được ăn sống. Do phát triển trong bùn dưới đáy nước các hồ ao, đầm nên ngó sen dễ bị nhiễm nhiều mầm bệnh nguy hiểm. Ngoài những bệnh phát sinh qua đường tiêu hóa, ngó sen còn là nơi trú ẩn của ấu trùng sán lá ruột, một loại sán lá ký sinh trong ruột người và một số gia súc, nhất là heo.
Cải xoong
Cải xoong rất giàu hàm lượng vitamin, canxi, i-ốt… với nhiều công dụng trong việc phòng và trị bệnh. Không chỉ giúp phòng bệnh tim mạch, chống lão hóa, bướu cổ mà còn giúp tẩy độc, lợi tiểu, có nhiều chất xơ nên tác dụng tốt đối với dạ dày, thông gan mật và góp phần làm giảm bệnh ứ m áu…
Nhưng theo khuyến cáo của các chuyên gia, nếu cải xoong được trồng ở dưới nước bẩn, đặc biệt ở những vùng nước thải, nước ô nhiễm có nguy cơ chứa rất nhiều những loại giun sán, ký sinh trùng mà mắt thường có thể phát hiện. Loại này khi vào cơ thể người, chúng sẽ c hết (bất kể ăn rau sống, tái hay chín) vì môi trường cơ thể không thích hợp.
Đối với trứng giun sán, ấu trùng, mắt thường không thể nhìn được. Sau khi ăn sống, nấu tái, chín (qua 100°C) các loại trứng giun sán giảm bớt nhiều, nhưng chúng vẫn còn bám vào rổ rá, vật dụng nhà bếp, hoặc dính ở tay và con người vô tình đưa lên miệng. Theo các chuyên gia y tế, trứng giun sán, ấu trùng khi vào cơ thể sẽ bám vào ruột rồi chui qua thành ruột, vào trong má u và đi tới các bộ phận trong cơ thể.
Rau muống nước
Rau muống rất giàu vitamin và khoáng chất như chất xơ, protein, canxi, sắt, vitamin A và vitamin C, threonine, valin, leucine… có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, hiệu quả với người bị táo bón. Rau muống rất tốt cho những người ốm dậy, kém ăn, thiếu chất đạm và giúp mọi người phòng và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường…
Rau muống là loại rau rất phổ biến bởi tính chất dễ trồng, dễ chế biến và giá cả hợp lý. Vì là loại rau ưa dùng của mọi người nên trong quá trình trồng rau muống đôi khi người nông dân sử dụng một vài loại hóa chất kích thích cây tăng trưởng. Thêm nữa, rau muống trồng dưới nước bẩn cũng có thể chứa rất nhiều giun sán rất ng uy h ại cho sức khỏe.
Rau cần nước
Rau cần có vị ngọt, tính mát và tất cả các bộ phận của cây đều có tác dụng trong y học. Rau cần có các thành phần dinh dưỡng bao gồm vitamin P, C, albumin, đường, canxi, phốt pho, sắt, carotene,axit hữu cơ. Rau có tác dụng thanh nhiệt, trừ phong lợi thấp, nhuận phế, ngưng ho, giảm áp suất m áu, cao huyết áp. Với đặc tính là cung cấp nhiều chất xơ nên rau cần có tác dụng loại trừ các chất thải độc trong hệ tiêu hóa.
Rau cần có hai loại, một loại là cần cạn trồng ở ruộng và một loại là cần nước trồng ở các ao nông. Loại cần trồng dưới nước thường chứa nhiều giun sán hơn loại cần trồng trên cạn. Khi ăn loại rau này, bạn phải rửa rau thật sạch, nấu chín kỹ rồi mới ăn.
Rau sống
Rau sống là thực phẩm được rất nhiều người ưa thích trong ẩm thực của văn hóa Việt. Tuy nhiên, ẩn đằng sau đó là nhiều nguy cơ gây bệnh nếu sử dụng không đúng cách. Theo Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng TP.HCM thì các loại ký sinh trùng phổ biến trong rau sống là giun kim, giun móc, giun tóc, trứng giun đũa chó, sán lá gan, ký sinh trùng amip gây bệnh lỵ.
Cánh đơn giản phòng tránh giun sán:
Nhiễm giun sán có thể gây ra những ảnh hưởng nghiê m trọ ng. Tuy nhiên, để loại bỏ nỗi lo giun sán không phải là việc quá khó khăn. Bạn có thể áp dụng một số cách sau:
– Rửa rau nhiều lần dưới vòi nước chảy để loại bỏ trứng giun, vi khuẩn cũng như dư lượng hóa chất bám trên rau.
– Rửa tay trước khi chế biến thức ăn và trước khi ăn.
– “Ăn chín uống sôi”, hạn chế sử dụng rau sống. Những đĩa rau được nấu chín sẽ đảm bảo an toàn cho các thành viên trong gia đình.