Vợ chồng hợp mấy cũng chia tay nếu phạm phải đại kỵ này
Nếu cặp đôi nào phạm vào đại kỵ đeo nhẫn cưới này, vợ chồng hợp mấy cũng có ngày tan nát hôn nhân cần tránh ngay kẻo tới lúc hối hận thì quá muộn.
Nhẫn cưới được nhiều người xem đó là minh chứng cho tình yêu, giúp 2 người luôn nhớ về nhau, về cuộc hôn nhân của mình. Tuy mang ý nghĩa về lời thề hứa hẹn, thủy chung trọn đời nhưng nếu không sử dụng chúng đúng cách thì lại dẫn đến phản tác dụng.
Ảnh minh họa.
Do đó, việc chọn nhẫn và đeo nhẫn không hề đơn giản. Có nhiều cặp vợ chồng thường xuyên cãi cọ, giận dỗi nhau thậm chí dẫ tới ly hôn là do phạm phải những đại kị đeo nhẫn cưới này.
Không đeo nhẫn cưới ở ngón áp út
Theo quan niệm xưa, khi chập 2 bàn tay lại với nhau rồi lần lượt tách từng ngón ra thì 2 ngón áp út lại khó có thể tách rời, giống như vợ chồng, khi đã kết hôn rồi sẽ mãi ở cạnh nhau, cùng nhau xây dựng cuộc sống.
Do đó, mọi người phải đeo nhẫn cưới vào ngón áp út. Có nhiều trường hợp do nhẫn bị rộng hay chật mà bạn đổi nhẫn cưới sang ngón tay khác, điều này là phạm đại kỵ phong thủy mà vợ chồng chia cách, tình cảm nhạt dần.
Chỉ vợ hoặc chồng đeo nhẫn
Nhẫn cưới là đồ đôi, là minh chứng của cuộc hôn nhân hạnh phúc. Do vậy, không cần biết lý do là gì, chỉ cần một người quên, bỏ hẳn đeo chiếc nhẫn cưới thì có nghĩa là vợ chồng đang bị chia cắt, không đồng thuận nên sẽ kéo theo rất nhiều hậu quả khác như công việc trì trệ, kinh doanh ế ẩm, một trong hai người mắc bệnh, đau ốm triền miên.
Đeo nhẫn cưới có hình thức quá lệch nhau
Các cặp vợ chồng hiện đại ngày nay thường cho rằng, một cặp nhẫn cưới chỉ cần đẹp mà không nhất thiết phải giống hệt nhau. Vì vậy, rất nhiều cặp đôi lựa chọn một chiếc nhẫn theo sở thích của mình và khác xa chiếc còn lại của người bạn đời. Tuy nhiên, theo quan niệm dân gian, điều này là hoàn toàn không nên. Bởi ông bà xưa cho rằng, một cặp nhẫn cưới thường phải có kiểu dáng giống nhau để thể hiện sự tương đồng giữa đôi vợ chồng thì mới mang đến hạnh phúc cho lứa đôi.
Giống như câu nói: “Hôn nhân không phải phép tính 1+1=2. Để hôn nhân bền vững, đó phải là phép toán của hai nửa cộng lại thành một”. Hai vợ chồng muốn có được hạnh phúc trọn vẹn thì phải biết cách giữ cân bằng cuộc sống gia đình và công việc, mỗi người nhường nhịn nhau một chút, đừng để cái tôi của mình quá lớn mà làm mất đi niềm hạnh phúc trọn vẹn. Chỉ khi chúng ta biết thu nhỏ cái tôi mà nghĩ tới bạn đời của mình, tình yêu mới bền bỉ và trường tồn mãi theo năm tháng.
Ít ai ngờ việc đeo nhẫn cưới cũng có khá nhiều kiêng kỵ như thế nhỉ! Tuy nhiên, vì thông tin này chỉ mang tính tham khảo thôi, thế nên các cặp đôi hãy cứ lạc quan tin tưởng, sống hết mình và vui vẻ tận hưởng cuộc sống hôn nhân đi nhé!
Thông tin chỉ mang tính tham khảo!
Khoevadep