Cảnh báo: Nhìn màn hình quá nhiều gây chậm phát triển IQ, ảnh hưởng não bộ nghiêm trọng
Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, trẻ em nhìn quá nhiều vào màn hình thiết bị điện t.ử có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc phát triển trí não của trẻ.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, mỗi gia đình đều không thể thiếu các thiết bị, màn hình điện t.ử. Nó không chỉ để phục vụ công việc mà còn giúp giải trí trong cuộc sống hàng ngày. Đó chính là lí do vì sao trẻ em ngày nay đang có xu hướng xem ti vi, điện thoại và các loại thiết bị điện t.ử khác vượt quá thời gian cho phép với từng lứa tuổi.
Kết quả một nghiên cứu mới đây được xuất bản trên tạp chí Jama Pediatrics đã phần nào giúp cha mẹ nhận ra tác hại của việc trẻ xem màn hình điện t.ử quá nhiều, hậu quả nhãn tiền và cả về sau. Cụ thể thì nghiên cứu đã chỉ ra việc dành quá nhiều thời gian nhìn vào màn hình có thể khiến trẻ chậm phát triển, mức độ ảnh hưởng tăng tỉ lệ thuận với thời gian xem màn hình của trẻ, đồng thời khuyến cáo cha mẹ nên hạn chế thời gian cho con cái tiếp xúc với thiết bị điện t.ử.
Tiến sĩ Sheri Madigan, tác giả đầu tiên của nghiên cứu thuộc Đại học Calgary (Canada) cho hay: “Điểm mới của nghiên cứu này là chúng tôi đã khảo sát trẻ em ở độ tuổi rất nhỏ, từ 2 đến 5 tuổi, khi não bộ và thể chất của trẻ đang trong giai đoạn phát triển rất nhanh.” Các nhà khoa học tiến hành khảo sát gần 2500 trẻ nhỏ ở độ tuổi từ 2 đến 5 trong giai đoạn từ năm 2011-2016 và thu thập dữ liệu thông qua bảng câu hỏi cho từng giai đoạn của trẻ. Khi trẻ em đạt đến độ tuổi 2, 3 và 5 tuổi, các bà mẹ được yêu cầu ghi lại thời gian con cái họ dành cho thiết bị điện t.ử, bao gồm nhìn vào màn hình ti vi, máy tính hay các thiết bị khác và cách mà các bé phát triển trong giao tiếp, kĩ năng vận động.
Kết quả cụ thể cho thấy trung bình trẻ em dưới 2 tuổi dành khoảng 17 giờ/tuần cho màn hình điện t.ử, tăng lên khoảng 25 giờ/tuần lúc 3 tuổi và giảm xuống còn 11 giờ/tuần khi được 5 tuổi. Nghiên cứu chỉ ra trẻ càng nhìn vào màn hình nhiều thì kết quả bài kiểm tra chỉ số phát triển của trẻ càng thấp, hậu quả lũy tiến và tỉ lệ thuận với nhau. Tiến sĩ Madigan đại diện nhóm nghiên cứu muốn nhấn mạnh vào thời lượng trẻ nhìn màn hình hơn là những nội dung độc hại trong các chương trình. “Cha mẹ có thể liên tưởng giống như cho con ăn đồ ăn vặt, ăn với liều lượng và số lượng vừa phải thì không sao, nhưng nếu ăn quá nhiều thì không tốt, gây hại cho trẻ”
Nhóm nghiên cứu cũng cho rằng các bậc cha mẹ nên thận trọng khi cho trẻ sử dụng thiết bị điện t.ử. Thời gian nhìn vào màn hình quá lâu có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển tối ưu của trẻ nhỏ. Khi trẻ nhỏ nhìn vào màn hình, chúng có thể bỏ lỡ cơ hội thực hành và hoàn thiện các kỹ năng tương tác, giao tiếp cũng như vận động. Các bác sĩ nhi khoa và chuyên gia chăm sóc sức khỏe nên hướng dẫn những bậc cha mẹ về việc giới hạn thời gian thích hợp cho trẻ nhỏ nhìn vào màn hình và thảo luận thêm về hậu quả tiềm ẩn của vấn đề này.
Theo khuyến cáo của Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP), thời gian xem thiết bị điện tử chỉ nên 1 giờ mỗi ngày, tốt nhất là xem các chương trình về giáo dục, học tập. Bác sĩ Max Davie, công tác tại Đại học Hoàng gia về Nhi khoa và Sức khỏe Trẻ em nhấn mạnh: “Chúng tôi xin nhắc lại lời khuyên rằng các thành viên trong gia đình nên dành thời gian tương tác với nhau, và không nên để màn hình điện t.ử ảnh hưởng đến giấc ngủ, cũng như tương tác qua màn hình không thể thay thế cho tiếp xúc trực tiếp”.
Tiến sĩ Madigan thì khẳng định việc cấm trẻ xem tivi, điện thoại có vẻ phi thực tế nhưng nếu cha mẹ giúp con điều tiết và phân bổ thời gian xem hợp lý thì có thể mang lại hiệu quả tích cực cho trẻ. Một thực tế nữa là không chỉ con cái cần “cai nghiện” các thiết bị điện t.ử mà cha mẹ cũng cần phải nhìn nhận lại bản thân mình để làm gương cho con. Nếu cha mẹ sẵn sàng vứt bỏ chiếc máy điện thoại thông minh sang 1 bên để làm 1 chuyến đi dạo, hòa cùng thiên nhiên cùng con thì trẻ cũng sẽ được ảnh hưởng bởi hành động tích cực đó.
Với những chiếc máy công nghệ điện t.ử tối tân, người ta có thể đi khắp nơi trên thế giới chỉ bằng 1 cú vuốt qua phải, trái hay click chuột. Nhưng bàn chân họ lại bị chôn chặt 1 chỗ, không hề biết rằng bên ngoài có bao nhiêu điều thú vị cần được khám phá. Đã bao lâu rồi bạn không nghe 1 tiếng chim kêu, thấy 1 chiếc lá rơi nhẹ, nghe tiếng suối róc rách?
Có rất nhiều thứ bên ngoài bố mẹ có thể cho con thấy, bằng xương bằng thịt chứ không phải là những hình ảnh rực rỡ sắc màu trên các thiết bị vô cảm. Khi cha mẹ, con cái mỗi người dán chặt mắt vào màn hình, họ không thể nhìn thấy nhau, càng không thể biết rằng ở bên ngoài, cuộc sống vẫn diễn ra và đẹp đẽ như thế nào.’
Hãy trả lại cho con những chuyến đi kỳ thú, những khám phá bên ngoài thay vì chỉ ở 1 chỗ cầm 1 chiếc điện thoại thông minh. Đã bao lâu rối bố mẹ không ngồi lại để lắng nghe con, làm những điều thú vị cùng con trẻ?
Trí thông minh của trẻ chỉ được khai mở khi chúng được nhìn thấy hiện thực bên ngoài sinh động, bên cạnh đó là sự quan tâm của bố mẹ. Hãy trả cho các thiết bị điện t.ử về đúng vị trí của nó, chứ không phải là “v.ú em” của con bạn.