Khoảnh khắc tranh thủ chợp mắt sau ca trực dài của các nhân viên y tế trên khắp thế giới được chia sẻ trên mạng xã hội, dấy lên các bình luận ngược chiều: Người thì thông cảm, không ít ý kiến phê bình “bỏ bê vị trí”.
Bức ảnh một nữ nhân viên y tế trẻ ở Mexico chìm vào giấc ngủ tại bàn làm việc vào lúc 3h sáng được một blogger đăng với những lời bình luận cô đã bỏ bê vị trí của mình. Blogger này nói: “Chúng tôi nhận thức đây là công việc mệt mỏi nhưng các bác sĩ có nhiệm vụ làm công việc của họ”. Bức ảnh và lời bình luận này dấy lên nhiều tranh cãi. Từ đó các bác sĩ ở Mexico và khắp thế giới bắt đầu chia sẻ những bức ảnh họ cũng tranh thủ chợp mắt sau những ca phẫu thuật căng thẳng.
Juan Carlos, bác sĩ người Mexico, tạo ra các hastag trên mạng xã hội “Tôi đã chìm vào giấc ngủ” (theo tiếng Tây Ban Nha) thu hút nhiều bác sĩ chia sẻ khoảnh khắc chợp mắt sau nhiều ca bệnh căng thẳng. Juan Carlos nói :”Tôi cũng tranh thủ ngủ một chút sau một, hai, thậm chí bốn ca bệnh được xử lý ổn thỏa”.
Trung bình, các bác sĩ phụ trách 36 ca bệnh hay làm việc đến 80 giờ một tuần. Trong những năm 1980, cái chết của một nữ nhân viên y tế tên là Libby Zion tại một bệnh viện do làm việc đến kiệt sức đã dẫn đến ra đời luật Zion Libby ở Mexico. Đạo luật này hạn chế “giờ làm việc của bác sĩ mỗi tuần chỉ ở mức 80 giờ”, cho thấy thực trạng làm việc quá tải một số bác sĩ hiện nay.
Một nhân viên y tế ngủ trong khi bế một em bé trên tay.
Nữ bác sĩ ngủ say trên chiếc ghế. Các bức ảnh như một sự chia sẻ rằng bác sĩ cũng là con người và họ cần chợp mắt một chút để tỉnh táo khi bước vào cuộc chiến đấu với ca bệnh mới để giành lại mạng sống cho bệnh nhân.
Một bác sĩ tranh thủ chợp mắt ngay trên những thùng đựng dụng cụ.
Những điều dưỡng viên chợp mắt ngay tại nơi làm việc.
Một bác sĩ phẫu thuật ngủ trên bàn mổ.
Giường bệnh cũng là nơi y bác sĩ tranh thủ ngả lưng.
Một y sĩ chợp mắt lúc 2h sáng trên sàn phòng làm việc.
Bác sĩ tranh thủ chợp mắt trên chiếc ghế phòng họp sau 40 giờ làm việc, trực liên tục.
Chỉ cần vài phút ngắn ngủi, các bác sĩ nhanh chóng đi vào giấc ngủ để phục hồi năng lượng, tiếp tục làm việc.
Theo Khánh Ly/ vnexpress