Tâm sự nhói lòng của người bác sĩ về phong bì
Đối tượng trung tâm nhất của những chỉ trích về y đức, phong bì bệnh viện – là các bác sỹ, điều dưỡng – đã lên tiếng nói về thực trạng đang nhức nhối trong ngành y.
Vì những lý do hết sức “t.ế nh.ị”, một số người được hỏi đều yêu cầu “không đưa tên tuổi, đơn vị công tác” và cũng chia sẻ “hết sức chừng mực” về vấn đề nh.ạy cả.m này.
Sống giữa những áp lực nặng nề
“Mỗi ngày tôi khám 100 bệnh nhân”, một bác sỹ ở một trong 5 bệnh viện ký cam kết “nói không với phong bì” mở đầu câu chuyện.
“Bạn thử tưởng tượng mà xem, nếu khám 100 bệnh nhân/ngày mà tôi chỉ phải làm khoảng 2-3 ngày như thế thì tôi cố chịu được. Nhưng thực tế là nó lặp đi lặp lại triền miên, có tài thánh thì tôi cũng khó có thể vui vẻ”, anh nói tiếp.
Trong khi đó, anh đứng giữa bao nhiêu áp lực: Áp lực phải khám được nhiều bệnh nhân nhất có thể, áp lực phải làm đúng chuyên môn trong điều kiện thời gian chỉ có 5-7 phút/người, áp lực phải tươi cười với người bệnh (và người bệnh nào cũng lo lắng, sợ sệt, muốn hỏi rất nhiều nhưng anh không thể có đủ thời gian để trả lời từng người một).
Rồi anh sống giữa những áp lực của cả xã hội khi ngành y, bác sỹ luôn nằm trong tâm điểm chỉ trích của báo chí, của dư luận. Có những lúc thấy báo chí nói đi mà không nói lại, anh thấy bất công, thấy ức chế.
“Các anh chị nhà báo luôn đứng về phía bệnh nhân – điều đó không sai. Nhưng đã ai đặt địa vị vào một bác sỹ để hiểu những nỗi vất vả của họ?”, anh thắc mắc.
Những đồng tiền cay đắng
Mỗi bác sỹ học hành vất vả hơn hẳn các ngành khác. Khi ra trường phải tiếp tục học mới được làm việc, tựu chung mất khoảng 10 năm để có thể hành nghề. Đi làm còn liên tục trực đêm với thù lao rẻ mạt chỉ vài chục ngàn.
Trong khi đó lương bổng của họ không khác gì công chức Nhà nước bình thường (công chức bình thường có thể nhàn rỗi, vừa làm vừa chơi cuối tháng vẫn lĩnh lương nhưng đã vào viện là phải làm thật sự).
“Nên nói thật là chỉ nhờ lương thì không đủ sống. Là bác sỹ, chúng tôi cũng phải thuê nhà đắt, phải trả tiền điện nước giá cao gấp 3-4 lần giá Nhà nước. Nhiều người đi làm thêm buổi tối ở phòng khám, nhưng không phải ai cũng được mời đến phòng khám.
“Bạn thử tưởng tượng mà xem, nếu khám 100 bệnh nhân/ngày mà tôi chỉ phải làm khoảng 2-3 ngày như thế thì tôi cố chịu được. Nhưng thực tế là nó lặp đi lặp lại triền miên, có tài thánh thì tôi cũng khó có thể vui vẻ”
Nếu có làm thêm thì về nhà đã mệt nhoài, chẳng làm gì được, chẳng nghiên cứu gì được, hôm sau đi làm lại như một cái máy đã được lập trình sẵn. Thử hỏi làm sao không vô hồn”, vị bác sỹ đặt câu hỏi.
Vị bác sỹ thừa nhận mình có cầm phong bì của bệnh nhân, nhưng đầu tiên là những phong bì cảm ơn chân thành của người bệnh.
Từ chỗ hiền lành đến dám “quát tháo” rồi “gây khó dễ cho bệnh nhân” nhằm gián tiếp đòi phong bì là cả một quá trình vừa làm việc vừa bị “tiêm nhiễm” bởi những người xung quanh, không phải ai mới vào viện đã dám làm như thế và ngay cả làm lâu rồi cũng không dám ngang nhiên làm vậy trước mặt đồng nghiệp lẫn người bệnh.
“Nhiều lúc cảm thấy cay đắng, cảm thấy bị xúc phạm khi thấy kẹp trong sổ khám là một cái phong bì của những người nghèo khổ hơn mình, còn họ đứng bên ngoài nhìn vào với ánh mắt chờ đợi, bức xúc.
Giữa ranh giới của cái cao thượng và cái thấp hèn, nhiều bác sỹ đã chẳng thể vượt qua nên đã cầm phong bì, nhất là với những người có điều kiện kinh tế eo hẹp”, anh nói.
Vị bác sỹ cho biết anh không đòi hỏi bệnh nhân nhưng cái lạ là người bệnh cứ theo nhau nhét tiền vào sổ khám, nhét tiền vào túi áo blouse vì sợ bác sĩ mắng, vì sợ bác sỹ khám không tốt.
Còn với những người dẫu đã giàu có nhưng vẫn vòi vĩnh bệnh nhân thì anh không nói đến, vì khi ấy họ đã xác định tư tưởng trước rằng nghề y là nghề để kiếm tiền.
Làm lâu năm ở viện, anh cho biết có không ít trường hợp bệnh nhân đưa phong bì một cách sỗ sàng khiến bác sỹ bị xúc phạm ghê gớm.
“Họ nghĩ họ có tiền, và cứ vứt vào mặt bác sỹ là được”, vị bác sỹ bức xúc thuật lại.
Bị “tha hóa” một cách có hệ thống
Theo tiết lộ của bác sỹ này, hiện nay, bác sỹ (nhất là tuyến TW) có không ít cơ hội để kiếm tiền, từ làm thêm phòng khám đến % chiết khấu của các hãng dược, rồi bệnh viện cũng tìm cách cải thiện thu nhập cho cán bộ y tế bằng các khu khám tự nguyện thu phí dịch vụ cao, v…v…
Tất cả điều đó khiến thu nhập của họ tăng lên trông thấy. Nhưng đáng buồn là trước khi đạt được điều này thì nhiều người trong số họ đã kịp bị “tha hóa”.
Sự tha hóa ở đây diễn ra có hệ thống. Anh lấy ví dụ: Mỗi kíp mổ được bồi dưỡng 2 triệu, vì tất cả không ai bảo ai nhưng theo “luật bất thành văn” là tất cả đều tự mặc định có phần mình trong đó.
Vì thế, họ chia đều. Người nào không lấy thì cũng chẳng giải quyết được vấn đề gì, số tiền ấy không trở lại với người bệnh, sẽ được chia đều cho những người còn lại. Lâu dần, họ coi chuyện nhận tiền bồi dưỡng là chuyện hiển nhiên.
Hoặc như chuyện ăn % chiết khấu của các hãng dược. Xung quanh rất nhiều người làm, chỉ một người không làm thì không giải quyết được vấn đề gì. Và như vậy, vô hình chung người bác sỹ muốn từ chối cũng khó có khả năng thực hiện mong muốn của mình.
Trong khi đó, một điều dưỡng làm ở bệnh viện phụ sản tại Hà Nội cũng cho biết nhận phong bì chẳng phải chuyện lạ ở bệnh viện và đó mới là nguồn thu chính của cô (khoản này còn cao hơn cả lương và phụ cấp hơn 3 triệu/tháng của cô).
“Tại đây ai cũng nhận cả, những ai làm ở bộ phận khám, đỡ đẻ, mổ thì có nhiều hơn. Tuy nhiên chúng tôi không vòi vĩnh, ai có thì đưa, không có thì thôi, chúng tôi vẫn phục vụ như vậy chứ không có sự phân biệt. Nếu có sự vòi vĩnh thì có thể là do người đó đang quá cần tiền nên mới “liều lĩnh” như vậy”, điều dưỡng này cho biết.
Theo N.A/ vietnamnet.vn