‘Ăn cả thế gian’ và những h.iểm h.ọa đối với sức khỏe
Nhiều người ôm trong mình ước mơ… ăn cả thế giới. Với họ, không có gì hạnh phúc hơn việc được thử hết các món ngon, quên đi mệt nhọc khi được ăn uống thỏa thích. Tuy nhiên, có những mặt trái khác đang chờ họ nếu duy trì mãi thói quen ăn uống này.
Thức ăn nhanh hấp dẫn, nhưng nếu sử dụng quá nhiều và thường xuyên có thể gây ra nhiều nguy cơ bất lợi cho sức khỏe. Ảnh: ST
“Ăn cả thế gian” dễ mất cân bằng dinh dưỡng
Ngày Minh Thư, 27 tuổi dẫn bạn trai ra mắt, cả đám bạn nhìn nhau không dám nói gì. “Soái ca” của Thư không bụng 6 múi, không đẹp như trai Hàn, nhưng sành sỏi các quán ăn ngon từ nhà hàng, vỉa hè đến các tiệm bán đồ ăn online.
Hợp nhau ở điểm “khoái khẩu ăn” nên sau 3 tháng quen nhau, “đôi bạn cùng… béo” không còn dám bước lên cân. Thời trang yêu thích của cả hai dần dần là áo rộng thùng thình, quần cạp rút dây để dễ dàng thoải mái khi đi ăn uống!
Không riêng gì Minh Thư, thói quen ăn nhiều đạm động vật, đồ chiên rán, đồ ăn nhiều gia vị, dầu mỡ, thiếu rau xanh, trái cây… khá phổ biến trong nhiều bạn trẻ.
Do vậy, nếu nói “thức ăn nhanh là con đường nhanh nhất đi đến…bệnh viện” có lẽ không sai với Nguyễn Thị Hà (27 tuổi, TP.HCM). Cô chính là một “fan cuồng” đồ ăn nhanh. Mới đây, trong đợt kiểm tra sức khỏe, qua trao đổi với bác sĩ, cô nhận ra mình lên cân, dễ mệt, thường hay đau nhức khắp người, khó tập trung làm việc.
Bác sĩ cho Hà biết chính chế độ ăn quá nhiều đạm động vật có thể gây ảnh hưởng xấu lên chức năng gan và thận. Hơn nữa đồ ăn nhanh vốn chứa nhiều chất phụ gia, thậm chí không đảm bảo nguồn gốc và chất lượng càng dễ khiến sức khỏe “xuống cấp”.
Cơ thể “tố cáo” bạn dư thừa đạm động vật ra sao?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, có 4 nhóm dinh dưỡng rất quan trọng với cơ thể gồm tinh bột, đạm, chất béo, vitamin cùng khoáng chất (*). Khá nhiều các trường hợp mất cân bằng dinh dưỡng bị dư thừa nhóm chất sinh năng lượng (đạm, tinh bột, chất béo), nhất là đạm động vật nhưng lại thiếu hụt vitamin cùng khoáng chất thiết yếu vốn có nhiều trong rau củ quả và các loại hạt.
Theo các chuyên gia, người bị mất cân bằng dinh dưỡng do thừa đạm động vật cơ thể sẽ có những dấu hiệu cảnh báo sau:
● Tinh thần mệt mỏi
● Da khô, nổi mụn
● Táo bón, rối loạn tiêu hóa
● Hơi thở có mùi
● Khác: Tăng hoặc giảm cân bất thường, môi nứt nẻ, nổi mẩn, vảy nến, móng tay móng chân dễ gãy, nhức mỏi khớp, chuột rút, chân tay lạnh, rụng tóc…
Những dấu hiệu chính khi cơ thể thiếu cân bằng dinh dưỡng.Ảnh: TL
Cách khắc phục tình trạng thiếu cân bằng dinh dưỡng
Chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng Alicia Anskis (Bệnh viện Massachusetts General), khuyên mọi người nên duy trì chế độ ăn uống đầy đủ 4 nhóm chất, bổ sung vitamin cùng khoáng chất thiết yếu để cơ thể luôn khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng.
Một kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí y học JAMA Internal Medicine cho thấy, chỉ cần thay thế một phần nhỏ đạm động vật bằng đạm thực vật là đã có thể giảm tỷ lệ tử vong do bệnh và giúp kéo dài tuổi thọ.
Theo đó, đạm động vật có nhiều trong các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, hải sản. Còn đạm thực vật có nhiều trong rau củ quả và các loại đậu, nhất là đậu nành. Kết hợp các nguồn thực phẩm này với nhau trong bữa ăn hàng ngày sẽ giúp cơ thể tránh được tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng.
Uống thêm 2 hộp sữa đậu nành mỗi ngày giúp bổ sung đạm thực vật cần thiết cho cơ thể. Ảnh: ST
Lợi ích khi dùng 2 hộp sữa đậu nành mỗi ngày
Khác với đạm động vật, đạm đậu nành được coi là nguồn dinh dưỡng vô cùng tuyệt vời cho sức khỏe. FDA còn khuyến cáo dùng mỗi ngày 25gr đạm đậu nành giúp giảm 3-5% lượng cholesterol xấu, giảm 10% nguy cơ bệnh mạch vành tim. Tương tự, Quỹ Alpro khuyến cáo mỗi người cần 25-50gr đậu nành mỗi ngày, tương ứng với 200-400ml sữa đậu nành để được cung cấp 8-15gr đạm thực vật.
Và nếu bận rộn, bạn chỉ cần ghi nhớ bổ sung 2 hộp sữa đậu nành mỗi ngày. Đặc biệt sẽ tốt hơn khi bạn chọn loại sữa đậu nành không biến đổi gen, không chất bảo quản như là sữa đậu nành Fami. Điều này sẽ giúp bạn có được nguồn đạm thực vật lành mạnh cho cơ thể.
(Afamily)