4 dấu hiệu cho thấy bạn đang ăn quá nhiều đường
Mặc dù đường được thêm vào với số lượng ít thường vô hại, nhưng việc tiêu thụ nhiều đường thường xuyên có thể góp phần gây ra một số biến chứng về sức khỏe.
1. Tại sao chúng ta lại thèm ăn đồ ngọt hơn vào mùa hè?
Theo Lisa Cohn, chuyên gia dinh dưỡng cho biết, nhiều cảm giác thèm ăn vào mùa hè có liên quan tới quá trình hydrat hoá của cơ thể do xu hướng đổ mồ hôi nhiều hơn và khát nước hơn. Vì thế mà nhiều người có thói quen muốn làm dịu cơn khát với đường như nước chanh, nước ngọt…
Hay nói cách khác, việc cơ thể bị mất nước trong mùa hè có thể dẫn tới sự nhầm lần giữa cảm giác đói và khát. Hoặc với những người đang tích cực giảm cân trong mùa hè này thì mất nước là một điều phổ biến khi bắt đầu bất kỳ một chế độ ăn kiêng nào và hơn nữa, một chế độ ăn tăng cường trao đổi chất, đốt cháy chất béo cộng với việc mất nước có thể gây ra cảm giác thèm ăn hơn, trong đó có thèm đồ ngọt.
Tại sao chúng ta lại thèm ăn đồ ngọt hơn vào mùa hè? (Ảnh: Shutter Stock)
Vì thế mà lời khuyên cho những người đang giảm cân chính là uống một hoặc hai ly nước ấm với chanh để no lâu hơn và giữ cho cơ thể đủ nước trước khi cơn thèm đường ập đến.
2. 4 dấu hiệu cho thấy bạn đang ăn quá nhiều đường
Như đã nói ở trên thì mặc dù việc ăn một `chút đường với số lượng cho phép sẽ không gây hại tới sức khỏe nhưng việc nạp quá nhiều đường với mức độ thường xuyên sẽ gây ra một số hệ lụy tới sức khỏe.
Ăn quá nhiều đường có thể làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể, do đó gây ra nhiều biến chứng lo ngại. Tình trạng viêm này là do việc dung nạp đường nhiều khiến gan bị quá tải và sản xuất ra các axit béo tự do. Chính những axit béo tự do này sẽ kích hoạt quá trình gây viêm trong cơ thể để chiến đấu ngăn chặn quá trình này. Tình trạng viêm mãn tính tùy có những tác động tiêu cực theo từng mức độ ngắn hạn hay dài hạn tới cơ thể.
Dưới đây là một số tín hiệu cơ thể cho thấy bạn đang ăn quá nhiều đường:
2.1. Tăng cân
Một trong những tín hiệu đầu tiên của cơ thể khi bị nạp nhiều đường chính là tăng cân. Đường có thể gây ra sự rối loạn trong quá trình trao đổi chất và thay đổi hệ sinh thái của hệ sinh vật trong đường ruột.
Một trong những tín hiệu đầu tiên của cơ thể khi bị nạp nhiều đường chính là tăng cân (Ảnh: Shutter Stock)
Một hệ sinh vật đường ruột khỏe mạnh sẽ hỗ trợ điều chỉnh lượng đường trong máu và mức insulin tốt hơn so với người có đường tiêu hóa yếu do ăn nhiều đường. Một nguyên tắc không thể quên chính là cơ thể chúng ta cho rằng bạn càng ăn nhiều đường thì cơ thể sẽ nghĩ là “nó” cần.
Loại rau được mệnh danh là “rau trường thọ”, tốt cho tim, bổ máu: Bày bán đầy chợ Việt Nam
Loại hạt mệnh danh “hạt trường sinh”, tốt cho tim, bổ não: Người Việt để rụng, ít ăn
Thói quen ăn phổ biến giúp người Nhật trường thọ, ít bệnh tật: Tưởng khó mà rất dễ áp dụng
Đièu quan trọng nữa là bạn cần lưu ý chính là ăn các thực phẩm có nhiều đường sẽ không khiến bạn cảm thấy “đủ” bằng việc ăn một chế độ cung cấp đầy đủ các dinh dưỡng thiết yếu.
Đường được biết là một loại calo rỗng, có nghĩa là nó chỉ cung cấp calo mà không có các chất dinh dưỡng có lợi khác. Chính những thực phẩm có thêm đường tổng hợp có hàm lượng calo cao hơn và dinh dưỡng thấp hơn nếu tiêu thụ thường xuyên sẽ khiến bạn tăng cân.
2.2. Các cơn đau mãn tính
Thật không may là việc tiêu thụ các thực phẩm và đồ uống có nhiều đường theo thời gian dài có thể gây ra các cơn đau mãn tính và cứng khớp.
2.3. Tăng cảm giác đói
Thức ăn có đường sẽ khiến bạn cảm thấy đói và muốn ăn nhiều hơn. Chính vì thế mà điều quan trọng chính là bạn phải để ý xem cảm giác bản thân thấy no là như thế nào sau mỗi bữa ăn.
Bản thân đường chứa nhiều calo nên sau khi ăn xong, hẳn là bạn sẽ có cảm giác no ít nhất là trong một khoảng thời gian ngắn. Cơ thể đốt cháy đường nhanh chóng do bản thân nó không chứa bất kỳ dinh dưỡng nào như protein hay chất xơ và chất béo lành mạnh.
Bản thân đường chứa nhiều calo nên sau khi ăn xong, hẳn là bạn sẽ có cảm giác no ít nhất là trong một khoảng thời gian ngắn (Ảnh: Internet)
Khi cơ thể bạn đốt cháy đường, cơ thể sẽ thúc đẩy các cơn đói và gây ra vấn đề ăn vặt dẫn tới ăn uống vô độ và cuối cùng là vòng lặp bạn lại nạp thêm nhiều thực phẩm hơn và lại tăng cân.
2.4. Huyết áp cao
Một dấu hiệu cho thấy bạn đang ăn quá nhiều đường khác có thể là huyết áp tăng lên. Do đường bổ sung làm tăng axit uric trong cơ thể do đó ức chế quá trình sản xuất oxit nitric (NO) cần thiết trong việc giúp mạch máu được mềm dẻo. Nếu NO trong cơ thể giảm, huyết áp sẽ tăng lên.
3. Vậy ăn bao nhiêu đường một ngày là đủ?
Các nhà nghiên cứu từ Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) cho biết, lượng đường thêm vào tối đa một ngày với nam giới là 150 calo (khoảng 37,5 g hoặc 9 muỗng cà phê đường), với phụ nữ là 100 calo (khoảng 25g hoặc 6 muỗng cà phê đường).