3 điều kiêng kỵ vào ngày nóng, phạm phải dễ khiến cơ thể suʏ ɴнược, thậm chí мấт мạɴԍ

Các quy tắc sau đây giúp bạn có một mùa hè khỏe mạnh, không bị mỏi mệt, kiệt sức.

Mùa hè nóng nực không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng mà cả sức khỏe của con người. Trong những ngày nhiệt độ lên cao, chúng ta dễ mắc các bệnh như cảm, sốt, tiêu hóa… Do đó, tuân thủ theo các quy tắc “ba nên, ba kỵ” rất quan trọng để bảo vệ bản thân.

Ba điều kiêng kỵ vào ngày nóng

Điều kỵ thứ nhất là uống quá nhiều đồ lạnh

Cuốn Hoàng đế nội kinh của Trung Quốc có câu: “Hạ quý thụ thử, thu quý hữu ngược tật”, ý nói mùa hè không biết giữ mình, thu sang dễ sinh bệnh tật. Vào mùa hè, nếu bạn ăn quá nhiều đồ lạnh, hơi lạnh sẽ xâm nhập vào cơ thể, tạo điều kiện cho hơi ẩm sinh sôi, đến mùa thu gây ra bệnh tật. Vì vậy, dù mùa hè nóng nực, bạn cũng không nên ham đồ lạnh, hạn chế ăn đồ vừa lấy ra khỏi tủ lạnh kẻo làm tổn thương tỳ vị, dạ dày dẫn đến âm – dương trong cơ thể mất cân bằng. Nên uống đồ uống ở nhiệt độ phòng, sử dụng các loại nước thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tiêu đàm, giúp hết khát.

Mùa hè nên cung cấp đủ nước cho cơ thể nhưng hạn chế uống nước lạnh. (Ảnh minh họa)

Điều kỵ thứ hai là làm việc quá sức, để mồ hôi đổ không ngừng

Đông y cho rằng mồ hôi là nước của tim, nếu mồ hôi ra nhiều sẽ làm tổn thương tim mạch, dương khí. Do đó, vào mùa hè, bạn nên tránh ra nắng khiến ra nhiều mồ hôi. Nên vận động vừa sức, đừng ở nơi nhiệt độ quá cao sẽ dễ ra nhiều mồ hôi, gây mệt mỏi cơ thể. Nếu bạn muốn vận động, nên chọn buổi sáng hoặc chiều tối, khi thời tiết mát mẻ, bạn có thể đi dạo, chạy, chơi bóng, thái cực quyền… Ngoài ra, không tắm nước lạnh ngay sau khi tập thể dục.

Điều kỵ thứ ba, tránh để cơ thể chịu lạnh đột ngột khi đang nóng nực

Vào mùa hè, thời tiết nóng nực, lỗ chân lông trên cơ thể thường mở ra. Nếu bạn dùng quạt, điều hòa trong thời gian dài, hơi lạnh sẽ xâm nhập vào cơ thể, làm tổn thương dương khí. Bạn cũng cần tránh việc đang từ nơi nóng nực đi thẳng vào nơi lạnh giá, có thể gây hại cho tim, thậm chí đột quỵ. Đừng cởi trần, để bụng trần trong phòng điều hòa vì dù bạn thấy mát lạnh một lúc, sau đó, bạn sẽ dễ nhức đầu, đau bụng, đau khớp.

Kể cả thời tiết có nóng đến mấy, đừng ở trong phòng điều hòa cả ngày. Bạn nên ở phòng thông gió, cho cơ thể ra mồ hôi một chút là có thể đuổi được hơi ẩm ra khỏi cơ thể. Điều này còn tốt cho cơ thể bạn vào mùa thu, mùa đông.

Ba điều nên làm để giữ sức khỏe

Đầu tiên, bạn nên nghỉ trưa

Mùa hè thường ngày dài đêm ngắn, năng lượng tiêu hao rất lớn khiến cơ thể sẽ trở nên yếu ớt. Do vậy, một giấc ngủ trưa đúng cách có thể giải tỏa mệt mỏi cho cơ thể.

Từ 11 giờ trưa đến 13 giờ chiều là thời điểm quan trọng với Tâm Kinh (tim mạch), cách tốt nhất là khoảng thời gian này nên nghỉ ngơi trong tĩnh lặng, vận động nhẹ nhàng. Bạn nên chợp mắt khoảng 20 phút, sau đó trở dậy, làm việc vừa phải. Không nên ngủ trưa ngay sau khi ăn vì lúc này máu dồn vào cho việc co bóp cho dạ dày, nếu bạn ngủ ngay, lượng máu cung cấp cho dạ dày không đủ, khiến bạn dễ đau dạ dày.

Điều thứ hai, bạn nên giữ mình bình tĩnh.

Theo quan điểm Đông y, khí mùa hè và tâm khí có mối liên hệ với nhau. Mùa hè thời tiết nắng nóng và khô rát, rất dễ khiến bạn khó chịu, có xu hướng dễ bùng lên giận dữ vô cớ. Cần cố gắng kiềm chế cảm xúc, giữ bình tĩnh, giảm bớt cáu kỉnh và ngăn chặn hỏa khí phát tiết trong cơ thể.

Vận động phù hợp giúp sức khỏe tốt hơn vào mùa hè. (Ảnh minh họa).

Để xoa dịu cảm xúc, bạn nên ở chỗ mát mẻ, nghe nhạc nhẹ, trồng hoa, chăm sóc cây cối, chăm cá, chăm chim cảnh… để duy trì tâm trạng vui vẻ, có lợi cho thể chất và tinh thần.

Điều thứ ba là nên ăn uống thanh thuần, giản đơn

Mùa hè, thời tiết nóng nực, bạn càng nên thanh nhiệt, giải độc, thúc đẩy cảm giác thèm ăn. Không nên ăn thức ăn nhiều dầu mỡ hay quá mặn, nếu không sẽ thúc đẩy sự khó chịu, khát nước, làm trầm trọng thêm tình trạng tắc nghẽn trong cơ thể, bất lợi cho sức khỏe.

Bạn nên lưu ý không ăn đồ nhiều gia vị như đồ chiên rán, các quả nóng như sầu riêng, mít… Nên chọn những thức ăn nhẹ, dễ tiêu, tính mát… để giải tỏa cơn nóng nực.

(Eva)