Đâu là thời điểm uống nước lợi nhất cho cơ thể? Còn 3 thói quen nạp nước này rất dễ gây ʙệɴн

Nước rất quan trọng, nhưng uống sai cách có thể gây hại cho cơ thể.

Nước là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu cho cơ thể. Viện Hàn lâm Khoa học, Kỹ thuật và Y học Mỹ đưa ra khuyến cáo về lượng nước trung bình cần cung cấp cho cơ thể mỗi ngày ở người trưởng thành là 3,7 lít với nam và 2,7 lít với nữ.

Tuy nhiên, việc uống nước sao cho đúng cách là điều không phải ai cũng biết. Dưới đây là 3 thói quen uống nước sai nhiều người hay mắc.

Thói quen xấu 1: Không khát, không uống

Nhiều người có một hiểu lầm là chỉ uống nước khi khát. Thậm chí, có người vì bận rộn còn nhịn nước để hạn chế đi tiểu. Theo thời gian, cơ thể có xu hướng hình thành thói quen chịu khát.

Các nghiên cứu đã phát hiện ra, khi bạn cảm thấy khát, cơ thể thực chất đã ở trong tình trạng mất nước, bởi cơ thể tồn tại một khoảng thời gian trễ nhất định giữa việc mất nước và cảm thấy khát. Ngoài ra, cơ thể cũng cần có một quá trình từ lúc uống nước, cho đến khi bổ sung nước cho tế bào. Khi bạn khát mà không uống, mức độ thiếu nước càng nghiêm trọng hơn.

Uống nước có lợi cho sức khỏe. (Ảnh minh họa)

Chỉ uống nước khi khát sẽ khiến cơ thể rơi vào trạng thái mất nước, lâu ngày sẽ khiến các phản ứng hóa học trong cơ thể diễn ra lộn xộn, ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan khác nhau. Điều này biểu hiện rất rõ qua làn da: Da sẽ bị khô, sạm, mất độ đàn hồi và các nếp nhăn xuất hiện sớm.

Do đó, bạn cần thay đổi thói quen uống khi khát. Cách uống nước đúng là thường xuyên uống nước, bổ sung nước kịp thời, tránh để bản thân bị khát.

Thói quen xấu 2: Dùng đồ uống khác thay nước đun sôi

Nhiều người không thích uống nước đun sôi vì cảm thấy nhạt mồm, nhạt miệng. Do đó, họ thay thế nước đun sôi bằng các loại nước có ga, nước cam, nước lá, các loại nước có đường…

Trên thực tế, việc dung nạp quá nhiều đường trong cơ thể con người, đặc biệt khi khát, sẽ đẩy nhanh quá trình oxy hóa các tế bào cơ thể và khiến cơ thể già đi nhanh hơn. Điều này thể hiện qua việc làn da trở nên thô ráp hơn, mất đi vẻ căng bóng và hình thành các nếp nhăn.

Thêm vào đó, lượng đường tiêu thụ vào cơ thể quá nhiều, nếu không tiêu thụ được sẽ chuyển hóa thành mỡ khiến bạn trở nên béo phì.

Không nên dùng đồ uống khác thay thế cho nước lọc. (Ảnh minh họa)

Thói quen xấu 3: Uống nước ngay sau bữa ăn

Thói quen này tương đối phổ biến. Hầu hết mọi người thích uống một cốc nước sau bữa ăn, đặc biệt là những người thích ăn mặn, cay, do đó họ cảm thấy một cốc nước sau bữa ăn rất dễ chịu. Tuy nhiên, đây là thói quen không lành mạnh.

Uống nước sau bữa ăn sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, đồng thời sẽ làm loãng dịch vị, giảm khả năng tiêu hóa của cơ thể, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng. Nếu để thói quen này tiếp diễn trong thời gian dài, bạn không chỉ nhanh già mà còn dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa.

Vậy uống nước như thế nào và vào lúc nào mới tốt?

Uống một ly nước ấm vào buổi sáng

Tại sao bạn nên uống nước vào buổi sáng? Lý do rất đơn giản: Sau một đêm trao đổi chất, cơ thể mất nước rất nhiều. Lúc này các chất cặn bã, độc tố do quá trình trao đổi chất sinh ra vào ban đêm cần được đào thải ra ngoài. Do đó, một cốc nước ấm chính là thứ mà cơ thể con người cần nhất.

Uống nhiều nước khi bị táo bón

Có hai nguyên nhân dẫn đến táo bón: một là cơ thể thiếu nước, hai là do đường ruột bài tiết yếu. Do đó, uống nước bổ sung cho cơ thể là cần thiết, tốt cho tiêu hóa.

Uống nước khi đang tập thể dục

Sau khi tập, cơ thể đổ mồ hôi nhiều, do đó chúng ta thường uống rất nhiều nước. Tuy nhiên, cách đúng phải là vừa tập, vừa uống. Trước khi tập, bạn có thể uống vài ngụm nước nhỏ, sau đó bổ sung nước từ từ trong quá trình tập luyện. Trong trường hợp bạn tu ừng ực sau khi tập, thói quen này làm tăng gánh nặng cho tim và thận, không có lợi cho sức khỏe.

Uống nước một tiếng trước khi đi ngủ

Bạn không nên uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ, dẫn đến tình trạng tỉnh giấc giữa đêm và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Nên uống một lượng nước vừa phải trước một tiếng, trước khi đi ngủ.

(Eva)