Tâm sự của chuyên gia bệnh lý học thâm niên: “Bác sĩ vĩnh viễn là bất lực”
Kỷ Tiểu Long – Bác sĩ chủ nhiệm, Giáo sư, Tiến sĩ Y học, Ủy viên Hiệp hội Phòng chống Ung thư Trung Quốc Lymphoma, mỗi năm trong quá trình hội chẩn bệnh lý đã giải quyết hơn 1.000 trường hợp chẩn đoán quan trọng và khó xử lý.
Tôi làm về nghiên cứu bệnh lý. Nói về bệnh lý học, người dân thường không hiểu biết nhiều. Ở nước ngoài gọi là doctor’s doctor – là “bác sĩ của bác sĩ”. Bởi vì những việc chúng tôi làm mỗi ngày, đều là giải đáp vấn đề cho các bác sĩ của từng khoa. Không phải là chúng tôi có tài năng đặc biệt gì, mà là chúng tôi có một chiếc kính hiển vi có thể phóng đại một ngàn lần, có thể nhìn thấy các tế bào bên trong cơ thể của bệnh nhân biến đổi như thế nào, có thể nhận thức được bệnh tật từ bản chất của nó.
Dưới đây là 6 lời khuyên của ông.
1. Cách bảo vệ sức khỏe tốt nhất chính là tùy kỳ tự nhiên
Đừng quá coi trọng vai trò của các yếu tố bên ngoài, mà nên thuận theo quy luật vận động của chính bản thân sinh mệnh mình để làm tốt những sự việc xảy ra hằng ngày. Trẻ em, thanh niên, trung niên, người cao tuổi, đều có những quy luật riêng, đều có con đường tự nhiên của riêng mình.
Chúng ta đều dùng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, nhưng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe ấy đều vô dụng. Nam giới thích bổ thận, tôi không hiểu tại sao nam giới lại muốn bổ thận. Sự cường tráng và khả năng tình dục của nam giới, là do các nội tiết tố nam trong cơ thể quyết định, chứ không phải nhờ các loại thuốc, các loại thực phẩm mà có thể bổ sung được.
2. Mỹ phẩm hóa trang chỉ có tác dụng an ủi tâm lý
Mỹ phẩm không giải quyết vấn đề trên căn bản.
Một số người da bị khô, bôi một ít kem bôi trơn để duy trì độ ẩm, đó là việc có thể làm. Nhưng muốn sử dụng mỹ phẩm để trở nên trẻ trung, năm nay nhìn như 20 tuổi, năm sau nhìn như 18 tuổi, thì quả thật bạn đã bị mắc lừa rồi.
Màu da đen hay trắng, tùy thuộc vào lượng nhiều hay ít hắc tố melanin trong tế bào da. Khi tôi đến Mỹ đã từng khảo sát, lượng hắc tố melanin trong tế bào của người da đen và người da trắng là tương đương nhau, khác biệt là ở chỗ tế bào sản sinh ra sắc tố nhiều hay ít.
Bạn cho rằng bôi thuốc, có thể làm cho các tế bào sắc tố sản sinh ra ít hay nhiều sao, đây là điều hoàn toàn không làm được. Rất nhiều mỹ phẩm sau khi bôi lên thực sự có hiệu quả, nhưng nó không giải quyết vấn đề trên căn bản, chỉ là tạm thời, các tế bào hắc tố melanin của bạn vĩnh viễn không thay đổi.
Lớp da của mỗi người đều có 7 lớp tế bào. Nếu bạn đi làm đẹp, mài bỏ đi 3 lớp, giống như ban đầu mặc quần áo dày, không thể nhìn thấy huyết quản bên trong, hiện nay mài mỏng đi rồi, các mạch máu màu đỏ sẽ hiện ra rõ ràng, nhìn thì trông hồng hào, trông như được đánh bóng. Vì thế, sau khi bạn làm đẹp, da sẽ lại chuyển sang màu hồng nhuận tươi sáng, nhìn có vẻ trẻ trung. Tuy nhiên, các tế bào của con người là có hạn, giả sử chúng có thể thay thế 50 lần, bạn đang sử dụng hết số lượng đó từ sớm, khi bạn già đi, muốn thay thế cũng chẳng còn nữa.
3. Lượng vận động cũng nên phù hợp
Chúng ta có thể vận động, nhưng không được quá mức.
Bất kỳ hình thức vận động nào đều có tần suất và mức độ tối ưu của nó, ví dụ như nhịp tim, người bình thường một phút đập 70 lần, bạn không thể bắt nó đập 120, 150 lần, đó không phải là giới hạn tốt nhất của vận động. Khi vận động, không được bắt các tế bào cơ thể phải gánh chịu quá mức giới hạn. Nhiều vận động viên sống không lâu, vì họ phải chịu một cường độ tập luyện vượt quá tần suất và mức độ cho phép. Giống như một ngọn nến bùng cháy mạnh mẽ, sinh mệnh của nó nhất định sẽ sớm kết thúc.
Chúng ta nói, bình thường nhịp tim của mọi người là 70, 80, nhưng nếu lúc nào cũng giữ ở trạng thái đó thì cũng không phải tốt. Nếu như mỗi một tuần có 1 hay 2 lần, làm cho nhịp tim đạt tới 100 thậm chí 120 (tốt nhất không vượt quá 150), gia tăng tốc độ lưu chuyển máu của bạn, cũng giống như một lần tổng vệ sinh phòng ốc. Trong vòng khoảng một tuần dọn dẹp triệt để 1 – 2 lần, thông qua việc tuần hoàn máu lấy đi hết những phế phẩm ở mọi ngóc ngách, sẽ có tác dụng hỗ trợ cho sự trao đổi chất trong cơ thể bạn.
4. Trong chẩn đoán của bác sĩ, có 3 phần là chẩn đoán sai
Chẩn đoán của bác sĩ là một công việc có xác suất.
Nếu như khám bệnh ở phòng khám, tỉ lệ chẩn đoán sai là 50%. Nếu như bạn ở lại bệnh viện, để các bác sĩ trẻ khám, các bác sĩ khác cũng khám, mọi người cùng điều tra, thảo luận, làm đầy đủ những thứ cần làm như siêu âm, chụp CT, hóa nghiệm, thì xác suất chẩn đoán sai là 30%.
Thân thể người là vô cùng phức tạp. Bác sĩ nào cũng hy vọng chữa khỏi được bệnh một cách nhanh chóng, cũng đều hy vọng xác suất chẩn đoán sai là thấp nhất, nhưng để khống chế được cũng rất khó. Chỉ cần làm bác sĩ, không có chuyện không chẩn đoán sai.
Bác sĩ ít tiếng tăm phạm sai lầm nhỏ, bác sĩ nổi tiếng phạm sai lầm lớn, bác sĩ mới vào nghề phạm sai lầm mới, bác sĩ lâu năm phạm sai lầm cũ, bởi vì bác sĩ nổi tiếng, bác sĩ lâu năm gặp phải rất nhiều những ca bệnh khó! Đây là quy luật.
Tỉ lệ chẩn đoán sai tại Mỹ là khoảng 40%, tại Anh là 50%. Chúng ta nên có một cách nhìn đúng để đối đãi với việc chẩn đoán bệnh sai. Chẩn đoán sai do nhiều phương diện tạo thành, rất phức tạp, không thể nói rõ ra hết được, nhưng có thể nói cho mọi người một nguyên tắc: Nếu như ở một bệnh viện, bị bác sĩ chẩn đoán bạn mắc một căn bệnh nào đó, bạn nhất định phải tới một bệnh viện thứ hai để xác thực. Đây là phương pháp đơn giản nhất để giảm thiểu việc chẩn đoán sai.
Có một số điều không phải là vấn đề chẩn đoán sai.
Có một số điều không phải là vấn đề chẩn đoán sai. Ví dụ như nói gan nhiễm mỡ, đó không phải là bệnh. 20 năm trước, trong bất kỳ cuốn sách nào, cũng đều không có những từ này, đây hoàn toàn là vấn đề do siêu âm gây ra. Có máy đo siêu âm, đặt đầu dò vào vị trí bụng dưới: Ồ! Bạn bị gan nhiễm mỡ! Từ này liền được nói ra.
Tôi chuyên nghiên cứu về vấn đề này. Trước khi tôi giải phẫu, đầu tiên là gọi điện thoại cho khoa siêu âm, gọi họ đẩy một máy siêu âm đến phòng giải phẫu, chụp một lần trước khi phẫu thuật mở ổ bụng, xem có bị gan nhiễm mỡ không, sau đó phẫu thuật mở bụng để kiểm nghiệm. Có lúc họ nói: không có, mở bụng ra nhìn thì thấy: đây không phải là nhiễm mỡ vàng sao? Có những lúc hoàn toàn trái ngược. Cho nên, sử dụng phương pháp siêu âm để chẩn đoán gan nhiễm mỡ là không chuẩn xác.
Trong thân thể có nhiều mỡ, trong các cơ quan nội tạng của bạn nhất định có nhiều mỡ, vấn đề là có nhiều mỡ như vậy có khiến bạn mắc bệnh hay không? Chúng tôi đã làm rất nhiều cuộc giải phẫu, chưa từng phát hiện trường hợp nào gan bị xơ cứng hay tổn thương do bị nhiễm mỡ gây ra cả. Có người nói hiện tại gan của bạn bị nhiễm mỡ nhẹ, qua 2 năm nữa mức độ nhiễm mỡ sẽ nặng lên, sau đó sẽ biến thành xơ gan, cuối cùng là ung thư gan, những người nói như vậy đều không có bất kỳ chứng cứ nào.
Ngoài ra còn có gan nhiễm cồn, cho rằng uống rượu gây tổn hại lớn cho gan. Nồng độ rượu gọi là ethanol, ethanol đến gan và phân giải ở đó, như một cái kéo, khiến 2 phân tử cacbon bị cắt đứt, sản phẩm cuối cùng là nước và carbon dioxit, carbon dioxit được bài tiết ra ngoài qua đường thở và niệu. Nếu như gan của bạn như cái kéo, sao bạn phải sợ uống rượu? Quan trọng không phải là làm tổn hại gan, tế bào gan chết đi rồi có thể tái sinh, quan trọng là nó gây tác hại tới tế bào thần kinh. Trong thân thể chỉ có các tế bào thần kinh là cả đời không tăng thêm, chỉ có bị giảm bớt. Mỗi lần say rượu, đều phải hy sinh một lượng lớn tế bào thần kinh.
5. Không thể giết chết tế bào ung thư!
Tế bào ung thư tụy
Tôi rất có hứng thú với nghiên cứu ung thư, vào những niên đại 70 từ khi còn đi học tôi đã bắt đầu có hứng thú với nó, cho tới nay đã được hơn 30 năm rồi. Vào thời điểm khởi đầu tràn đầy những ảo tưởng và cảm xúc. Tôi nghĩ rằng, cần phải mang hết thời gian và tinh lực để khiêu khích căn bệnh ung thư này! Năm 1978 tại kỳ triệu tập nghiên cứu sinh lần thứ nhất, tôi đã ngay lập tức lựa chọn vấn đề ung thư. Kết quả sau một thời gian lâu, tôi phát hiện hóa ra đều chỉ là công cốc! Mỗi khi một phương pháp mới xuất hiện, tôi đều tới tham gia, nhưng cuối cùng từng cái một đều đã thất bại.
Vào giai đoạn giữa và cuối, bạn đi trị liệu các tế bào ung thư, muốn giết chết nó, đây là một lối nghĩ sai lầm. Tế bào ung thư là không thể bị giết chết! Bạn đừng bao giờ hy vọng có thể thông qua các phương pháp y học, để giải quyết vấn đề ung thư của bạn. Như thế phải dùng phương pháp nào mới được? Tôi lấy một ví dụ:
Bất kỳ một bệnh ung thư nào, cũng giống như một hạt giống, thân thể của bạn là một mảnh đất. Hạt giống này có mọc mầm được không, có lớn lên được không, hoàn toàn quyết định từ đất đai, chứ không phải đến từ hạt giống. Hạt giống có tốt đến mấy, nếu như đất đai không phù hợp, nó nhất định sẽ không thể mọc lên được. Làm sao để cải thiện đất đai? Đây chính là vấn đề hiện đang được nghiên cứu.
6. Phát hiện ung thư sớm là con đường dễ dàng nhất
Ung thư thời kỳ đầu rất dễ trị khỏi, vấn đề là làm sao để phát hiện ra. Một người bạn tên là Phó Bưu cuối cùng cũng đến chỗ tôi để khám bệnh, anh ấy bị ung thư gan. Ung thư gan đa số đều trải qua viêm gan siêu vi B, viêm gan C, xơ gan và bước thứ ba là ung thư gan. Tế bào biến thành ung thư cần 5 đến 10 năm! Gan chịu phải kích thích, 1 biến thành 2, 2 biến thành 4, giống như hạt mầm nhỏ mọc lên, sau đó lớn dần từng chút. Sau mỗi nửa năm kiểm tra một lần, khối u ung thư sẽ không mọc lớn thêm 2-3cm! Chỉ cần trị sớm, trước khi nó lớn tới 2-3cm, bệnh ung thư gan sẽ có thể trị khỏi dễ dàng.
Như trường hợp của Phó Bưu, nếu như điều trị sớm, không phải do công việc bận rộn, thì hoàn toàn có cách trị khỏi. Nhưng khi anh ấy tìm đến tôi, đã không có biện pháp nào để khống chế nữa rồi. Tôi đã nhìn thấy gan của anh bị cắt ra, đã quá muộn rồi, không thể tiếp tục sống nữa.
Phát hiện ung thư trễ, bác sĩ không giúp gì được
Lúc đó người khác còn mắng tôi: Người khác sau khi phẫu thuật không phải là vẫn khỏe sao! Sao anh lại nói người ta không còn sống được bao lâu? Tôi có thể khẳng định anh ấy không còn sống được bao lâu. Các tế bào ung thư của anh ấy đã phát ra giống như những hạt vừng, trong gan của anh đầy những tế bào như thế, làm sao sống lâu được? Có người nói thay gan là được. Tế bào ung thư rất thông minh, tế bào ung thư gan rất thích hợp sống trong gan, nếu như trong gan đầy rồi, nó sẽ chạy sang chỗ khác, đợi khi bạn thay gan mới, các tế bào ung thư xung quanh sẽ quay trở lại! Không có tác dụng đâu!
Chúng ta cần có trách nhiệm phát hiện sớm các khối u, và trị liệu từ sớm. Nếu như phát hiện muộn, tôi khuyên chỉ nên đề cao chất lượng cuộc sống, giảm bớt sự đau khổ, kéo dài sinh mệnh. Đối với bệnh ung thư giai đoạn cuối không cần làm trị liệu, vì thực sự không có tác dụng gì.
Lời kết
Là một bác sĩ, tôi chỉ đánh giá bản thân mình được 2/10 điểm. Vì sao? Có 1/3 loại bệnh là bác sĩ bó tay, 1/3 loại bệnh là bệnh nhân tự khỏi, bác sĩ chỉ giải quyết được 1/3 loại bệnh, tôi cũng không thể giải quyết được nhiều đến thế, tôi có thể đạt 2 điểm là đã không tồi rồi.
Theo Tuệ Minh/ trithucvn.net