Những học trò Việt Nam gương mẫu nhất đã dần “Séc hóa”
“Sau giờ học nếu tôi yêu cầu ai đó xóa bảng, tất cả bỏ đi hết- ngoại trừ cô hay cậu học trò Việt Nam nào đó, ở lại xóa,” nữ giáo viên trường Gymnázia Cheb Dagmar Hájek Janatová trả lời cho câu hỏi, là liệu sinh viên Việt Nam ở Séc có điểm gì khác biệt với các bạn Séc. Thế nhưng theo hiệu trưởng Jaroslav Kočvara, thì theo thời gian những khác biệt như vậy đã dần bị xóa nhòa.
“Từng có thời gian, khi mà ở đây trong 600 học sinh có tới 100, 150 trẻ Việt Nam,” hiệu trưởng trường Gymnázia Cheb từ năm 1992 Jaroslav Kočvara nhớ lại. Dạo đó ban đầu thậm chí nhiều vị phụ huynh Séc còn ganh tị, bởi học sinh Việt Nam thường thành công trong các kỳ thi tuyển sinh. “Còn gì là lẽ công bằng, khi trẻ Việt Nam được nhận mà con tôi thì không, lẽ ra dân địa phương phải được ưu tiên chứ,” Jaroslav Kočvara kể chuyện cũ về ví dụ mặc dù hiếm những đã từng xảy ra.
Trên bình diện toàn quốc, theo số liệu của bộ Giáo dục, trong niên học vừa qua có tổng cộng 5119 học sinh quốc tịch Việt Nam theo học các trường phổ thông cơ sở ở Cộng hòa Séc. Con số này trong các trường trung cấp là 1690.
Tri thức và danh giá ở vị trí hàng đầu
Sinh viên Việt Nam là những người chăm chỉ với thành tích tuyệt vời- chắc chắn đó thường là những nhận xét tích cực phổ biến nhất khi nói về cộng đồng sắc tộc này. “Người Việt không như người Âu có mục đích ưu tiên hoàn toàn khác trong cuộc sống. Điều đó cực kỳ quan trọng. Đã vài trăm năm với người Việt vị trí hàng đầu là con cái được học hành. Nên rõ ràng, là người Việt hang chục năm không nghỉ ngơi, chỉ vì muốn tiết kiệm sao cho nhiều tiền nhất, để giành cho con cái họ cơ hội học tập tốt nhất,” chủ tịch danh dự Hội Séc- Việt Marcel Winter giải thích đánh giá về các nấc thang của những người châu Á này trong lĩnh vực tri thức.
Về khía cạnh này, chủ tịch thành phố Cheb Antonín Jalovec (Volba pro město Cheb) bổ xung, là trong Nho giáo thì một trong những dòng tư duy chính tác động đến người Việt Nam là tri thức gắn bó vô cùng chặt chẽ tới uy tín địa vị xã hội. “Nếu ai đó là bác sĩ hay luật sư, thì lập tức được nâng cao trong bậc thang xã hội bất chấp mức thu nhập ra sao. Tại châu Á thậm chí nhiều khi tính vẻ vang danh giá của nghề nghiệp quan trọng hơn lợi ích tài chính,” Antonín Jalovec giải thích lí do vì sao con em người Việt có động cơ học tập mạnh mẽ hơn nhiều so với người Séc.
“Nhưng nhiều khi sức ép gây phản tác dụng. Chúng tôi từng chứng kiến có sinh viên hoảng loạn, chỉ vì bị điểm hai và không biết phải giải thích ra sao với bố mẹ,” vị hiệu trưởng nhớ lại và bổ xung, rằng người Việt cực kỳ quan tâm tới kết quả học tập tốt nhất, vì họ muốn con cái sẽ không còn phải như mình đứng bên cái lều bán hàng cả ngày 365 ngày mỗi năm.
“Nhưng không còn như trước nữa”
Cho tới nay, vị hiệu trưởng một trong những trường Gymnázia ở Cheb chỉ có thể giành cho các sinh viên Việt Nam những lời lẽ đẹp nhất. Nhưng cũng bổ xung, là hiện nay nếu như không bị bắt buộc đã có phần nào lười biếng hơn, cũng tương tự như bọn trẻ Séc.
“Tôi không làm phép tính so sánh giữa kết quả học tập bình quân giữa học sinh Việt Nam với học sinh Séc. Nhưng lắng nghe từ các giáo viên thì thấy rằng đã không còn như trước nữa. Chúng tôi cũng đã phải thúc ép và nhắc nhở để không quên bài tập,” Jaroslav Kočvara chia sẻ.
Còn nữ giáo viên Dagmar Hájek Janatová vẫn giành cho các học sinh Việt Nam chỉ những lời khen ngợi. Theo cô, thì khó có thể nói về những khác biệt giữa thế hệ học sinh Việt Nam hiện nay với trước đây. “Dĩ nhiên có những ngoại lệ, nhưng tuyệt đại đa số họ rất chăm chỉ, ít ra là tôi có thể đánh giá từ những trẻ mà tôi từng dậy,” cô nói và bổ xung, là học sinh Việt Nam hiện nay không còn phải đánh vật với Séc ngữ nữa.
Ước mơ hải ngoại
Dagmar Hájek Janatová lưu ý, là đa số học sinh Việt Nam ao ước du học nước ngoài và điều này cả chủ tịch thành phố Cheb cũng công nhận. “Ví dụ phần lớn sinh viên Việt Nam tốt nghiệp gymnázia thường ra nước ngoài du học- sang Anh, Mỹ…Điều này cũng có lien quan trực tiếp tới tham vọng cao của họ,” Antonín Jalovec bình luận.
Cả Antonín Jalovec cũng để ý thấy, là hình dung truyền thống về sự chuyên cần thái quá của học sinh Việt Nam đã không còn phản ánh hoàn toàn thực tế. “Làn sóng thứ nhất của các sinh viên này đúng là có động cơ cực kỳ mãnh liệt, khác hẳn môi trường truyền thống. Tôi không gặp phải trường hợp học sinh Việt Nam phiền toái nào. Mặc dù có chút khó khăn về tiếng Séc, nhưng đúng là hoặc ưu tú, hay đã vất vả cực nhọc để vươn lên cao hơn so với mức chỉ số thông minh tương ứng của mình,” Antonín Jalovec đánh giá.
Theo Antonín Jalovec, thế hệ học sinh Việt Nam hiện nay đã có đại diện trong tất cả các nhóm học sinh, từ nhóm giỏi ngoan nhất cho đến quậy phá nhất, tương tự như học sinh Séc.
Về vấn đề này, hiệu trưởng Jaroslav Kočvara cho rằng có thể vì trước đây học sinh Việt Nam mang động cơ mãnh liệt hơn cả bởi vì cảm giác, là nơi đây họ không có cội rễ chắc chắn và phải nỗ lực cao: “Làm tôi nhớ lại lần trò chuyện với một vận động viên hockey Séc ở Canada, rằng để có thể trụ ở đó phải giỏi hơn người Canada. Bởi nếu như cũng tương đương, thì làm sao có thể được thi đấu?” (Aktuálně.cz)