Du học sinh: biết khổ sao vẫn đi?

Vấn đề tại sao nhiều bạn trẻ vẫn quyết định du học dù biết sang đấy cuộc sống khó khăn đang là vấn đề nóng hơn bao giờ hết trong cộng đồng du học sinh.

Cách đây ít ngày, câu chuyện đi du học vì mê Running Man, nữ du học sinh Việt “gục ngã” trên đất Hàn vì làm thêm quá cực được chia sẻ khiến không những nhiều bạn ở Việt Nam mà ngay chính những du học sinh tại Hàn Quốc cũng thắc mắc tại sao càng ngày càng có quá nhiều người lựa chọn sang đây.

Theo những gì bạn trẻ ở Việt Nam này thắc mắc, thì tại sao biết sang nước ngoài du học khó kiếm việc, cuộc sống vất vả, xin visa cả tháng trời, tiền lại không kiếm được bao nhiêu mà nhiều bạn vẫn chọn làm điểm đến du học, trong khi có thể lựa chọn nhiều nước khác?

Đi du học theo phong trào

Một du học sinh cho biết: “Vì ở nhà chưa hình dung ra cuộc sống bên này, cứ nghĩ mọi thứ toàn màu hồng thôi. Ai cũng đi theo phong trào, thấy bạn bè đi sang kiếm được nhiều tiền gửi về cũng vay mượn ngân hàng mấy trăm triệu để kiếm 1 suất đi thông qua các công ty tư vấn du học.”

Với kiểu du học theo phong trào, có những trường hợp các bạn đi ra Đại sứ quán phỏng vấn visa, khi được hỏi em sẽ sang học trường nào thì lắc đầu bảo em không biết, em quên rồi vì công ty em lo từ a đến z.

Chính sự kém hiểu biết, lại được các công ty tư vấn du học về tận nhà vẽ ra một cuộc sống toàn màu hồng bên này, có thể kiếm được hàng trăm triệu gửi về cho bố mẹ ở quê nên nhiều người sang Hàn vì tâm lý “người ta làm được mình cũng làm được“.

Nhiều du học sinh mải mê làm thêm bỏ quên việc học

Nhiều gia đình cũng áp đặt cho con cái họ phải sang nước ngoài du học vì có thể kiếm được nhiều tiền phụ giúp được gia đình dẫn đến áp lực lớn khiến nhiều du học sinh làm thêm mải mê, bỏ bê việc học.

Du học sinh V.N.N chia sẻ: “Bản thân mình vừa học vừa làm đâu, không dư ra được nhiều tiền. Mục tiêu chính là sang để kiếm tiền nhưng sang đến nơi rồi mới biết là cuộc sống bên Hàn muốn để gửi tiền về cũng phải chật vật tiết kiệm mới có vài đồng gửi về cho gia đình.”

Bạn trẻ M.N. khá gay gắt: “Nhiều bạn không nắm rõ thông tin, ở quê gia đình toàn nghe kể đứa này đứa nọ sang làm tháng gửi về vài chục, vài trăm; nhiều bạn vì chạy theo thần tượng chạy theo sở thích; nhiều bạn quan niệm còn trẻ cứ sai đi vì cuộc đời cho phép nên bỏ tiền ra mua sai lầm,mua những bài học đắt giá.”

Có ý chí thì lên đường thôi

Không phải ai qua nước ngoài cũng để kiếm tiền, nhiều bạn trẻ đi theo con đường học thuật chân chính, mong muốn học tập ở một quốc gia có nền văn minh tiên tiến để sau này có thể kiếm được một công việc tốt, đổi đời.

Ai có ước mơ thì xách vali lên mà đi thôi, cho dù thành quả đạt được không cao hay thậm chí không được gì thì ít nhất không phải tiếc nuối, chứ ngồi đó nghĩ đến khó khăn thì không ai dám đi du học rồi.

Học sinh đi du học trong đó phần lớn phải làm thêm. Kiếm được việc làm và lo được cuộc sống bản thân mà không phải ngửa tay xin bố mẹ thế là hạnh phúc rồi. Các bạn học cấp 3 xong có nhiệt huyết và nếu cảm thấy chịu được khổ thì cứ đi thôi, không việc gì phải ngại và tò mò.

Nhiều trường hợp tìm được công ty tư vấn tốt, sinh viên Trang Nguyễn chia sẻ: “Hồ sơ du học của mình được làm cẩn thận. Hơn nữa, sang tháng đầu tiên là được nhà trường giới thiệu việc. Các bạn mới nhập học đều được giao lưu thường xuyên với các anh chị đi trước để được biết rõ hơn về cuộc sống du học.”

Hội du học sinh Việt tại có nhiều hoạt động hấp dẫn, giúp sinh viên giải tỏa sau giờ học

Các trường đại học  luôn tạo điều kiện tìm việc cho sinh viên với yêu cầu học viên phải nghiêm túc trong quá trình học tập, chấp hành đúng quy định về thời gian và công việc làm thêm cho du học sinh.

Sinh viên Đoan Hạnh tâm sự: “Đã có mục tiêu đi du học thì xác định chịu khổ là chắc rồi nhưng chủ yếu nằm ở nghị lực và đam mê của mình mà thôi, đi du học ở đâu chả vậy thay vì lo sợ thì nên tích lũy kĩ năng sống hay rèn luyện học tập thật tốt để sau này qua đó dễ dàng có công việc hơn.”

Một bạn trẻ thẳng thắn: “Người ta đi du học là để tìm kiếm thử thách cũng như bản ngã của cuộc đời, tìm cơ hội học tập và làm việc ở một đất nước phát triển. Không phải ai cũng thích hưởng trái ngọt lẳng lặng bình yên ở quê nhà. Có đi mới có khôn.”

Nước ngoài là điểm đến du học hấp dẫn

Đa số sinh viên cho rằng chỉ cần cố sức học tiếng thật giỏi tiếng thì không khó để kiếm một công việc tốt.

Nguyễn H.M. tâm sự: “Nói sang du học khó sống là không đúng. Mình làm thêm 1 tháng, mỗi ngày làm 3 giờ còn ngày nghỉ thì làm từ 9h sáng đến 9h tối, lương tháng hơn 1 triệu won (hơn 21 triệu đồng). Mỗi tháng tiết kiệm trung bình vào 2 trăm ngàn won. Chỉ là thời tiết mùa đông thì khắc nghiệt hơn Việt Nam một tí thôi.”

Chính phủ Hàn Quốc đang thực hiện nhiều chính sách nhằm thu hút sinh viên đến học tập tại các trường đại học nước này. Vào năm 2015, Hàn Quốc đã công bố kế hoạch tiếp nhận 200.000 sinh viên quốc tế từ nay đến năm 2023. Hiện đã có hơn 105.000 sinh viên nước ngoài đến đây du học, đây là con số kỷ lục trong lịch sử giáo dục Hàn Quốc.

K-pop, điện ảnh, nền văn hóa nổi tiếng, phong cảnh đẹp, ẩm thực phong phú… Hàn Quốc là một bức tranh vô cùng hấp dẫn đối với sinh viên Việt Nam và cả sinh viên quốc tế.

Cộng đồng du học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc

Phạm Hải Chiến – Ủy viên Trung ương Hội sinh viên Việt Nam – chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc cho biết: “Tổng số sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc hiện tại hơn 15.000, trong đó khoảng 5.000 sinh viên hệ đại học, cao học và tiến sỹ, phần lớn còn lại là sinh viên học tiếng Hàn (thông qua các công ty tư vấn du học trong nước) trước khi bước vào học đại học.

 

 

H.D. THEO TRÍ THỨC TRẺ