Nữ sinh gốc Việt tranh huy chương của tổng thống Mỹ, xuất sắc vượt qua 3.6 triệu đối thủ
Các ứng viên này được chọn lọc từ gần 3,6 triệu học sinh dự kiến tốt nghiệp phổ thông trong năm nay tại Mỹ, theo tờ Daily Journal Online đưa tin mới đây.
Được lọt vào chương trình Học giả tổng thống Mỹ là một trong những vinh dự lớn nhất của các học sinh cuối cấp. Học giả được chọn dựa trên thành tích học tập và nghệ thuật, tố chất lãnh đạo, cá tính mạnh mẽ và tham gia các hoạt động trong lẫn bên ngoài trường học.
Chương trình này được Tổng thống Lyndon Johnson thành lập vào năm 1964 để công nhận thành tích của những học sinh xuất sắc nhất cả nước trên nhiều lĩnh vực. Năm 1979, chương trình được mở rộng cho những học sinh tài năng trong lĩnh vực biểu diễn, sáng tạo nghệ thuật. Năm 2015, chương trình một lần nữa được mở rộng để công nhận những học sinh chứng minh năng lực và thành tích trong lĩnh vực nghề nghiệp và kỹ thuật.
Từ hơn 5.000 ứng cử viên, một ủy ban gồm các nhà giáo ưu tú sẽ xem xét và chọn ra khoảng 600 người vào bán kết vào đầu tháng 4. Sau đó, Ủy ban Học giả tổng thống gồm 32 công dân xuất sắc do tổng thống Mỹ bổ nhiệm sẽ chọn ra những người chiến thắng. Danh sách cuối cùng sẽ được Bộ Giáo dục Mỹ công bố vào tháng 5. Mỗi năm có đến 161 người được chọn trong số các ứng cử viên.
Các học sinh được chọn sẽ được mời đến Washington D.C, thường là vào tháng 6, để dự chương trình vinh danh, trong đó có nhiều sự kiện và hoạt động. Các học sinh sẽ được trao huy chương Học giả tổng thống trong một sự kiện do Nhà Trắng tổ chức.
Theo Daily Journal Online, ngoài thành tích nổi bật trong học tập, Diep Phan còn tích cực tham gia các hội nhóm và tham gia một tổ chức tình nguyện. Sau khi tốt nghiệp trung học, Diep có dự định học đại học ngành triết học và du học nước ngoài. Trước khi tham gia cạnh tranh Học giả tổng thống, nữ sinh gốc Việt đã nhận được học bổng trong chương trình National Merit Scholarship nổi tiếng.
Nhận huy chương Học giả tổng thống được cho là một trong những vinh dự lớn nhất của học sinh Mỹ. Một trong những người nổi tiếng nhất từng nhận huy chương này là đương kim Bộ trưởng Tư pháp Merrick Garland (được vinh danh năm 1970).