Cho dù không cần biết người ra đi thuộc diện gì nhưng cứ sang Mỹ thì “ắt giàu có tiền bạc, quà cáp mang về sẽ rủng rỉnh” là suy nghĩ của không ít người ở quê nhà. Điều đó cũng đã khiến tôi có phần nặng lòng khi ngày trở về đã gần kề…
Gần đến ngày trở lại quê hương, tôi bồi hồi nhẩm đếm ngược mà nhiều khi cũng giả vờ lơ đi bởi càng đếm càng thấy dài thêm. Xa nhà đã gần 8 năm, tưởng tượng đến ngày đáp xuống sân bay gặp lại cha mẹ, người thân, bạn bè là tôi mừng đến muốn khóc.
Chộn rộn ngày trở về
Điều quan tâm hàng đầu của gia đình là mua vé máy bay thế nào cho rẻ nên cứ so sánh các hãng bay, canh cho được “chuyến bay đẹp” như: ít quá cảnh, giờ đến không quá trễ để đỡ vất vả người đi đón, tránh ngày lễ và mùa mưa bão…Rồi “rình rập” đặt cho được vé rẻ nhất bởi hãng bay cũng chơi lắt léo, cứ thấy mình dùng một địa chỉ IP (viết tắt của từ tiếng Anh: Internet Protocol – giao thức Internet) kiểm tra chặng bay đó liên tục là sẽ treo giá trên trời chẳng bao giờ chịu tụt xuống.
Do vậy kinh nghiệm đặt vé máy bay quốc tế là bạn phải “làm mới” (refresh) liên tục, xoá lịch sử tìm kiếm để hãng bay “ngó lơ”.
Cuối cùng thì chúng tôi cũng đã đặt được vé phổ thông cách ngày về những… 8 tháng. Bởi đối với những người phải sinh sống ở xa sân bay, ít có người thân hỗ trợ thì kế hoạch tác chiến cho ngày về càng thêm chi tiết bởi “sai một ly đi …vài chục ngàn USD” là chuyện thường. Việc vé giờ chót chênh lệch đến vài ngàn USD nhân với cả gia đình thì cũng là con số khiến mọi người “tối tăm mặt mũi” nên đặt vé càng sớm thì thời gian chuẩn bị càng được chu đáo hơn.
Cứ có dịp ghé sân bay quốc tế Dallas, tôi lại thăm dãy ghế mà gia đình khi lần đầu sang Mỹ đã ngồi nghỉ ở đây chờ nối chuyến.
Thứ đến là theo lệ “Món quà mở ra câu chuyện”.
Chuyện quà cáp không chỉ liên quan đến kinh tế gia đình mà còn phải tính toán làm sao để dễ dàng vận chuyển và ai cũng có quà. Người nhà, họ hàng, người thân, bạn bè, đồng nghiệp cũ… ai cũng quan trọng cả, có quà cho người này thì không thể thiếu được người kia. Chưa kể người này dặn mua hộ cái điện thoại Iphone đời mới, bạn khác nhờ mua hộ vài hộp thuốc thực phẩm chức năng mà Facebook của tôi càng nhiều “Friends” thì càng không thể từ chối.
Cả nhà phải làm cho mỗi người một chiếc “sớ” là tờ giấy chi chít chữ dán trên tường cạnh bàn ăn để khi nào nhớ ra ai, mua cái gì thì ghi liền vào. Có nhiều món quà đã lỡ mua từ cách đây 2,3 năm như nước hoa bởi mỗi năm người ta sale off một vài lần nên “có gì mua nấy” để tiết kiệm.
Áo quần thì cũng phải mua hàng trái mùa để có giá giảm 75 – 80% nhưng tuyệt đối không lấy hàng “Sản xuất tại Việt Nam” dù hầu hết đều làm gia công từ quê nhà bởi sợ bị chê là “chở củi về rừng”. Mà có lỡ mua đúng hàng này thì phải nhanh tay…cắt mác đi để giữ đúng chuẩn là hàng hiệu của Mỹ mang về.
Thuốc uống thì đủ độ tuổi, giới tính hay trị đủ loại bệnh được tôi đều đặn săn hàng tuần tại tiệm thuốc Walgreen chờ người ta bán 1 tặng 1 hoặc loại tích được nhiều điểm thưởng. Chỉ có thuốc cho con cái là không quan tâm lắm vì chẳng biết chúng ốm khi nào để mua trước!
Rồi bao nhiêu thứ khác nữa cho chuyến “di dân” trở về khiến tôi phải mua trước thùng giấy, ướm thử đồ rồi mang lên cân sợ quá ký sẽ bị phạt. Cứ bỏ vào lấy ra suốt ngày rộn rịp không kém gì chuẩn bị cho đêm Giao thừa.
Mỗi lần nhìn những chiếc máy bay đỗ trên sân, tôi lại tưởng tượng đến chuyến bay ngày trở về
Mỗi lần nhìn những chiếc máy bay đỗ cạnh ống lồng, tôi lại tưởng tượng đến chuyến bay của ngày trở về hay cứ có dịp ghé sân bay quốc tế ở thành phố Dallas (bang Texas), tôi lại thăm dãy ghế mà gia đình khi lần đầu sang Mỹ đã từng ngồi nghỉ ở đây chờ nối chuyến cách đây 8 năm.
Những điều mà nhiều gia đình Việt Kiều hay các bạn trẻ đi du học ở Mỹ khác chắc chắn cũng sẽ có cảm giác xao xuyến giống như tôi.
“Văn Lâm”, anh ở đâu?
Đã có nhiều bạn bè đặt câu hỏi cho tôi rằng “Bỏ việc tốt ở Việt Nam làm gì để qua Mỹ làm …con cu li (dù tôi chẳng biết con này là con gỉ gì). Và rồi giờ lại phải giải trình “Qua …bển rồi, về Việt Nam làm gì?”.
Cứ như vậy nên có thời gian tôi phải khoá Facebook trốn biệt để tránh phải giải thích lại chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”.
Một thế hệ Việt kiều trẻ thời “hậu chiến” đang ngày càng quan tâm Việt Nam như là một mảnh đất có nhiều cơ hội. Tận dụng vốn kiến thức và chuyên môn được đào tạo từ nước Mỹ, những thanh niên Việt kiều mong muốn về nước sinh sống và lập nghiệp, muốn thử sức tại một nền kinh tế nhiều cơ hội tăng trưởng, bên cạnh việc khám phá văn hóa, cội nguồn của cha ông.
Tôi cũng không nằm ngoài dòng chảy xuôi ngược đó, giống như chú chim ở ngoài thì muốn bay vào lồng và ngược lại. Nhưng để có một câu giải thích chung cho mọi người hiểu không phải là chuyện dễ dàng.
Nước Mỹ đã cho tôi khám phá những khả năng “tiềm ẩn” của bản thân, những trải nghiệm sống trên đất khách quê người, kỹ năng “review” đánh giá dịch vụ khi đi qua hàng trăm thành phố lớn nhỏ, thưởng thức cả ngàn món ăn khác nhau khi làm phục vụ hay tiếp xúc một vài nhân vật người Mỹ gốc Việt nổi tiếng từ đó giới thiệu cho bạn đọc trẻ Việt Nam làm gương phấn đấu qua những bài báo của mình.
Những chuyến bay quốc tế cuối năm đã mang các gia đình đoàn viên cùng nhau
Đặc biệt hơn là vài chục giám đốc phòng Marketing, truyền thông của các thành phố du lịch lớn ở Hoa Kỳ đã biết đến tôi qua những bài báo sau chuyến đi rồi từ đó luôn thường xuyên liên lạc để trao đổi thông tin tìm hiểu cho thị trường khách du lịch Việt Nam đầy tiềm năng khi đường bay thẳng giữa hai nước đã được xúc tiến.
Còn những ban quản lý khu du lịch hay hội đồng thành phố nhỏ hơn nhận được tạp chí tôi tặng đã rất vui mừng khi được lần đầu tiên xuất hiện trên một tờ báo ở tân…nửa bên kia thế giới và lần đầu tiên đón người khách du lịch đến từ Việt Nam. Và biết đâu sẽ có tiếp theo những đám cưới khác từ các cặp đôi của Hoa Kỳ tại Việt Nam qua sự giới thiệu của mình hay những bài báo được đăng tải?
Thế nhưng ở Mỹ thì người ta cần nói thêm về họ làm gì nữa cơ chứ? Vì vậy tôi phải mang nước Mỹ ra khỏi biên giới để giới thiệu cho mọi người ở nhà. Tôi cũng đã gõ cửa đến rất nhiều tuyển dụng, “nhẵn mặt” trên các trang mạng tuyển nhân sự du lịch nhưng chỉ nhận được sự im lặng và để lại trong tôi quá nhiều câu hỏi như không ai muốn trả lời.
Sau hành trình học hành gần 8 năm, chúng tôi lại chuẩn bị trở về quê hương và tìm kiếm cơ hội mới cho mình
Nhiều khi tự đùa rằng ở Mỹ có trang mạng “Kelley Blue Book” giúp người ta nhập các thông số của chiếc xe cũ của mình vào sẽ định được giá mua bán. Nếu ở Việt Nam có trang tuyển dụng nhân lực nào có chức năng nhập thông tin ứng viên vào sẽ hiện ra được giá trị của người đó như định giá cầu thủ để chuyển nhượng thì sẽ bớt đi được chuyện “Thương lượng mức lương” nhiều khi khá cảm tính của người phỏng vấn.
Và tôi cũng đỡ khổ sở khi phải điền vào mức lương mong muốn khi đã rời Việt Nam gần cả thập kỷ, cái hồi tô cơm hến ở Huế chỉ có… 5.000 đồng!
Thành phố North Platte ở bang Nebraska lần đầu tiên đón khách du lịch đến từ Việt Nam trong năm 2018
Tôi tự an ủi khi nhớ lại chuyện thủ môn Văn Lâm từng “đăng đàng facebook” ngày xưa bởi nếu chàng hotboy hộ pháp này buông xuôi ước mơ của mình ngay từ cái khước từ đầu tiên, nếu tâm sự được đăng lên mà chẳng mấy ai quan tâm chia sẻ thì fan cuồng bóng đá đã không thể biết đến một “người nhện của Việt Nam” như bây giờ.
So sánh với Văn Lâm nổi tiếng làm gì để tôi nhận thêm gạch đá về mình nhưng đâu đó chắc chắn còn nhiều bản sao Lâm “Tây” trên thế giới trong nhiều lĩnh vực khác nhau ở Việt Nam đang thiếu nhân lực mà chưa đủ DUYÊN để được trở về quê hương thử sức mình.
Tôi đã nộp đơn cũng gần bằng với số đơn xin việc ở Mỹ nhưng vẫn chưa có hồi âm
Mong lắm, muốn lắm, cần lắm và nhiều hơn “4 chữ lắm” nữa là ước mơ của những người con đất Việt đang tìm một con đường trở về đóng góp cho đất nước. Riêng tôi cũng chỉ muốn trở thành một “Văn Lâm” khác trong ngành du lịch và chờ cơ hội được trao để ra sân.
Thành phố North Platte ở bang Nebraska lần đầu tiên đón khách du lịch đến từ Việt Nam trong năm 2018 (2)
Khi kết thúc bài viết này thì tôi đã không cầm được nước mắt. Tôi khóc vì nỗi hạnh phúc khi trở về với đại gia đình và người thân quá lâu không gặp, vì một chút lo lắng khi phải trở lại với cảm giác “thất nghiệp” ngay tại quê hương của mình, vì chút ngại ngần khi bị dán mác “Việt kiều” và trăm ngàn thứ khác nữa!
Chị Marcy, trưởng phòng du lịch đang cầm chiếc poster của thành phố sử dụng bức ảnh của tác giả
Mà thôi, cứ vui lên để nghe lòng tôi khẽ hát cùng anh chàng Soobin: “Từng chặng đường dài mà ta qua/ Đều để lại kỉ niệm quý giá/ Để lại một điều rằng càng đi xa/ Ta càng thêm nhớ nhà/ Đi thật xa để trở về…”
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Canada trong tháng 5 đã giảm 0,2% so với tháng 4, với sự sụt giảm sản lượng trong các lĩnh vực khai mỏ, năng lượng, sản xuất và xây dựng.
Theo dữ liệu sơ bộ từ Cơ quan Thống kê Canada (Statscan), nền kinh tế Canada bất ngờ đi xuống trong tháng 5.
Tuy... Read More
Cuộc hôn nhân của ca sĩ Hồng Nhung và chồng Tây đã kết thúc được nhiều năm. Con chung là cặp song sinh Tôm và Tép được bà mẹ trực tiếp nuôi dưỡng và bố các bé có trách nhiệm chu cấp nuôi dưỡng khoảng hơn 100 triệu đồng/tháng.
Những năm qua, Hồng Nhung rất ít khi nhắc đến chồng... Read More
Ca sĩ Minh Tuyết bật khóc, trải lòng về cuộc sống xa xứ những ngày đầu đặt chân đến Mỹ.
Minh Tuyết từng khóc vì buồn và cô đơn khi mạo hiểm sang Mỹ trong khi các nghệ sĩ đồng trang lứa đang nổi tiếng
ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH
Chương trình Music box vừa trình làng tập 13 với sự tham gia... Read More
Cùng có mặt khi Bảo Anh gặp sự cố tuột dây váy ở sự kiện nhưng Quốc Trường lại được khen ngợi còn Đàm Vĩnh Hưng nhận về không ít lời châm chọc.
Vừa qua, mạng xã hội TikTok chia sẻ đoạn clip ở một sự kiện quy tụ nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như Bảo Anh, Đàm Vĩnh Hưng,... Read More
Nữ tiến sĩ có chia sẻ thẳng thắn về chuyến đi từ thiện của Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên đến Angola hồi năm 2022 đã khiến nhiều cư dân mạng tranh luận rôm rả.
Việc các hoa hậu thực hiện những chuyến từ thiện nhằm hỗ trợ các mảnh đời có hoàn cảnh khó khăn đã không còn quá... Read More
Lúc mới qua Mỹ, tôi thấy buồn và s ốc vô cùng, khi nghe những quan điểm người mình t ẩy chay người Việt mình tại Mỹ
Khi các bạn mới qua đây, không ít thì nhiều bạn sẽ nghe những lời lẽ ví như: “Thôi mày ơi, mày đến Mỹ đi, để Mỹ nó làm, Việt Nam không có... Read More
Ở bên Đức, người làm công nhân hay bất cứ việc gì, nhưng vẫn đi du lịch Âu châu hay mua vé về Việt Nam chơi, con cái đi học thì hoàn toàn miễn phí, ốm đau đã có bảo hiểm…. vậy thử hỏi,một người làm công nhân ở VN, nếu lương thấp có được trợ cấp tiền nhà,... Read More
Rau muống được coi là loại rau ‘quốc dân’, cực kỳ quen thuộc trên mâm cơm của người Việt hoặc trong thực đơn của các nhà hàng tại nước ta.
Mọi người yêu thích rau muống bởi vị ngọt nhẹ, giòn giòn. Không những mang lại cảm giác ngon miệng khi ăn, rau muống cũng chứa rất nhiều vitamin và... Read More
Sau một năm ra đi, cố ca sĩ Phi Nhunɡ vẫn để lại trcng Ӏònɡ khán giả nhɩều thươnɡ tiếc. Vừa qua, các ccn nuôi và nɡườɩ hâm мộ đã tổ chức lễ giỗ đầu tiên chc cô tại một ngôi chùa ở tỉnh Bình Phước.
Đặc biệt, một bức tượng sáp của nữ ca sĩ cũng được chuẩn bị ở... Read More
Cô dâu Việt chiếm số lượng lớn nhất trong số cô dâu ngoại quốc ở Hàn Quốc.
Các cô gái Việt tìm hiểu về văn hoá Hàn Quốc trước khi kết hôn. Ảnh: Koreabizwire.
“Vài năm gần đây có khoảng 6.000 phụ nữ Việt Nam kết hôn với người Hàn Quốc mỗi năm. Con số này không tăng mạnh nhưng ổn... Read More