Tên lửa phòng thủ bờ biển Nga rầm rập đổ về Crimea: Chiến tranh với Ukraine cận kề?
Hệ thống phòng thủ bờ biển “Bal” được trang bị 8 tên lửa hành trình chống hạm X-35, có khả năng tấn công các tàu chiến với lượng giãn nước lên tới 5.000 ở khoảng cách 20 km.
Một đoàn xe vận tải cỡ lớn chở theo các thiết bị quân sự Nga, trong đó có cả các hệ thống tên lửa chống hạm, đã được phát hiện thấy khi đang di chuyển tới thành phố Kerch ở bán đảo Crimea.
Đoạn video được hãng tin RT của Nga công bố ngày 27/11 cho thấy rất rõ cảnh một đoàn dài xe tải quân sự cùng các hệ thống phòng thủ bờ biển “Bal” đang rầm rập di chuyển dọc theo một tuyến đường ở Crimea.
Cũng theo RT, các binh lính Nga đã được tái triển khai tới khu vực gần thành phố Kerch sau khi xảy ra vụ đụng độ căng thẳng trên biển Đen giữa lực lượng biên phòng Nga và 3 tàu hải quân Ukraine hôm 25/11 vừa qua.
Phía Nga cho rằng các tàu hải quân Ukraine đã xâm phạm lãnh hải Nga ở Eo biển Kerch bất chấp những cảnh báo trước đó của các quan chức Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) – đơn vị chịu trách nhiệm bảo vệ bờ biển của Moscow.
Nga tái triển khai hệ thống phòng thủ bờ biển “Bal” tại thành phố Kerch ở Crimea sau vụ đụng độ hải quân với Ukraine
Hệ thống phòng thủ bờ biển “Bal” được trang bị 8 tên lửa hành trình chống hạm X-35, có khả năng tấn công các tàu chiến với lượng choán nước lên tới 5.000 ở khoảng cách 20 km.
Đoạn video trên xuất hiện chỉ vài giờ sau khi Chỉ huy Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) thừa nhận các đặc vụ tình báo của lực lượng này cũng có mặt trên số tàu hải quân xâm phạm lãnh hải bị Nga bắt giữ.
Trước đó, FSB cũng đã cáo buộc SBU “điều hành hoạt động gây hấn” và cho công bố lời thú nhận của một trong hai sĩ quan SBU bị thẩm vẫn sau vụ việc.
Moscow cho rằng các tàu của Ukraine đã không tuân thủ quy định khi có kế hoạch đi qua Eo biển Kerch, phớt lờ các yêu cầu pháp lý của lực lượng bảo vệ bờ biển Nga, trong khi đó lại thực hiện những động thái di chuyển hết sức nguy hiểm.
Không còn cách nào khách, biên phòng Nga sau đó đã buộc phải nổ súng và bắt giữ 3 tàu hải quân Ukraine cùng toàn bộ thủy thủy đoàn.
F-35 sẽ “tan xác” trong không chiến, nếu Mỹ không rút ra bài học từ thảm bại của F-105 ở Việt Nam
Kiev ngay lập tức cáo buộc Nga là bên gây ra các hành động “gây hấn” và ngày 26/11 đã áp đạt lệnh thiết quân luật tại một số vùng lãnh thổ giáp biên với Nga cũng như địa bàn nằm dọc theo bờ biển Đen và biển Azov.
Về phần mình, Moscow cho rằng Kiev đã thực hiện hành động gây hấn theo kế hoạch định sẵn nhằm khuấy động xung đột giữa hai quốc gia láng giềng và biện hộ cho việc áp đặt chế độ thiết quân luật trước cuộc bầu cử tổng thống sẽ diễn ra vào tháng 3/2019.
Theo Anh Tú/ Trí thức trẻ