NSƯT Thanh Sang: Một đời chật vật, bị 6 người vợ bỏ vì nghèo, khiến Vũ Linh phải mang ơn cả đời
Là một trong những người tạo ra thời kỳ huy hoàng của cải lương Việt Nam nên NSƯT Thanh Sang được nhiều nghệ sĩ trọng vọng, ái mộ. Trong đó, NSƯT Vũ Linh từng tuyên bố mang ơn đàn anh cả đời.
Cố NSƯT Thanh Sang là nghệ sĩ cải lương nổi tiếng nhất nhì thập niên 70 tại miền Nam Việt Nam, là bậc tiền bối của những nghệ sĩ gạo cội như Minh Vương, Lệ Thuỷ, Ngọc Giàu… Cùng với “bà hoàng sân khấu” là cố NSƯT Thanh Nga, ông đã tạo ra được những vở cải lương đi vào lịch sử của bộ môn nghệ thuật này như Tiếng trống Mê Linh, Bên cầu dệt lụa…
Đình đám là vậy nhưng cố NSƯT Thanh Sang lại có cuộc đời lận đận, ngụp lặn trong sự nghèo khó bủa vây. Một đời đứng trên sân khấu, cố NSƯT Thanh Sang yêu cải lương như một phần huyết mạch, đến cả khi già yếu, ông vẫn lên sân khấu và thực hiện tròn vai diễn của mình.
Một đời sống trong cảnh chật vật, bị 6 người vợ bỏ vì nghèo
NSƯT Thanh Sang tên thật là Nguyễn Văn Thu, sinh năm 1943 tại thuộc xã Hòa Hiệp, Phước Hải, Bà Rịa – Vũng Tàu. Quê nội ông ở Bình Định, quê ngoại Tuy Hòa, Phú Yên.
Sinh ra ở một làng chài nghèo, NSƯT Thanh Sang trải qua t.uổi thơ vô cùng cơ cực. Cha mất sớm, một mình mẹ ông phải tảo tần nuôi con. Từ nhỏ, ông phải đi đ.ánh cá kiếm tiền nuôi gia đình và đi học, có khi đói quá phải vớt con bò c.hết trôi trên biển lên ăn qua ngày.
NSƯT Thanh Sang từng tâm sự: “Đời tôi lắm lúc thăng trầm nhưng niềm đam mê nghề hát vẫn cháy bỏng trong tôi. Có đói nghèo cũng giữ cái nghề nên tôi không bao giờ làm tổn thương nghề nghiệp của mình. Đó là cách tôi ứng xử sòng phẳng với cuộc đời, vì đời cho tôi làm kép hát thì dù sống c.hết thế nào cũng vẫn giữ cho vẹn tình”.
Hào hoa trên sân khấu là vậy nhưng ít ai biết NSƯT Thanh Sang đã từng bị 6 người vợ bỏ, nguyên nhân vốn dĩ cũng là do cái nghèo bủa vây. Đi hát không đủ tiền, ông phải chạy thêm taxi, vừa phải nuôi thân, nuôi mẹ lại phải nuôi vợ, cuộc sống không đầy đủ nên 6 bà vợ của ông đều lần lượt bỏ đi.
Người vợ thứ 7 của cố NSƯT Thanh Sang là cô con gái của bà chủ đoàn cải lương mà ông theo hát. Vì ái mộ tài năng của ông mà bà đã gả con gái mình cho ông bất chấp cảnh nghèo của ông khi đó. Ấy vậy mà cuộc hôn nhân được mai mối ấy lại kéo dài 38 năm, người vợ thứ 7 đã ở bên ông đến những năm tháng cuối đời.
Người vợ thứ 7 kể cuộc sống của mình và chồng cũng không mấy khấm khá, ngoài đi hát “ông hoàng sân khấu” phải đi mua xe cũ, mày mò sửa chữa và tân trang để bán lại kiếm thêm thu nhập. Dù là kép chánh nhưng cố nghệ sĩ không nề hà bất cứ việc gì, ông tự chạy xe đi lấy bảng, xuống bếp nấu ăn, tự mình chế đạo cụ để tiết kiệm chi phí cho gánh hát của mẹ vợ.
Yêu cải lương đến những năm tháng cuối đời
Những năm tháng cuối đời, sức khỏe Thanh Sang ngày càng suy yếu, phải tìm những bài thuốc dân gian để chữa trị, nhưng trong ông chưa bao giờ cạn tình yêu với nghệ thuật. Ông vẫn nhớ nghề, nhớ sân khấu dù đi còn chẳng vững chứ đừng nói đến hát hay biểu diễn.
Ấy vậy mà năm 2015, NSƯT Thanh Sang lại nhận lời tham gia vai diễn anh Hai Càng trong Nửa đời hương phấn. Trước khi bước lên sân khấu, ông còn không mặc nổi áo, phải nhờ NSND Minh Vương phụ giúp.
Giọng hát ông lúc này đã có phần chếnh choáng nhưng khán giả ai nấy đều vỗ tay. Hát xong vở diễn, ông bước xuống cánh gà và gục ngã, sau đó được đưa vào bệnh viện và hôn mê 18 ngày. Đây cũng là vai diễn cuối cùng của ông.
Năm 2017, giới mộ điệu cả nước đau xót khi hay tin “ông hoàng sân khấu” ngày nào đã chính thức từ giã cõi trần, từ giã nghệ thuật sau thời gian chống chọi với bệnh tật, hưởng thọ 74 t.uổi. NSND Lệ Thuỷ chia sẻ đến cuối đời Thanh Sang vẫn yêu sân khấu, ông còn hứa hẹn sẽ tổ chức liveshow kỷ niệm 75 t.uổi nhưng lại ra đi khi giấc mơ vẫn chưa thành.
Một đời cống hiến, xem cải lương như huyết mạch, cố NSƯT Thanh Sang được xem là một trong những người có công đưa bộ môn nghệ thuật này đi đến trang vàng lịch sử. Tuy vẫn chưa đạt danh hiệu NSND nhưng trong lòng khán giả, Thanh Sang đích thực đã là “nghệ sĩ của nhân dân”.
NSƯT Vũ Linh cả đời mang ơn
Trong 1 đoạn clip cách đây 2 năm, cố NSƯT Vũ Linh từng kể với con cháu trong nhà rằng khi ông 15 t.uổi đã ký hợp đồng với hãng đĩa Hồn Nước: “Chỉ cần thử hơi, tôi được ông chủ hãng đĩa hỏi: Em muốn gì? Lúc đó tôi thật sự sốc”.
Thời điểm đó, hãng đĩa Việt Nam toàn những danh ca gạo cội như Minh Phụng, Minh Cảnh, Lệ Thủy, Mỹ Châu… Phía hãng đĩa Hồn Nước chỉ có một vài cái tên, trong đó có Tấn Tài, Mộng Nghi (hát giống Mỹ Châu). Vì vậy, khi phát hiện giọng ca lạ Vũ Linh, ông chủ hãng đĩa bằng mọi giá phải mời được kép trẻ về đầu quân.
“Khi cậu Năm đem 100.000 đồng tiền về, ba má tưởng cậu đi ăn cướp. Tiền lúc đó đồng 500 đồng là tờ có mệnh giá lớn nhất”, Vũ Linh kể.
Vũ Linh cho biết cố NSƯT Thanh Sang là người chở ông về đến nhà, đợi ông đem tiền vào cho gia đình, sau đó chở ông đi sắm đồ. “Tôi nhớ anh Sang mãi. Anh Sang không nhận hoa hồng của tôi một đồng, trong khi người khác đòi lấy 70% tiền giới thiệu. Tôi được anh Sang chở về nhà, cho ăn cơm, chính tay anh mắc mùng cho ngủ. Tôi nhớ anh lắm”, Vũ Linh nói.
NSƯT Vũ Linh sau đó được cố NSƯT Thanh Sang chở đến giới thiệu cho bạn bè. Trong mắt đồng nghiệp, đ.ứa b.é 15 t.uổi khi đó là đ.ứa t.rẻ có giọng ca lạ, đặc biệt hiếm.
“Cậu Năm được người khác khen hát lạ quá, vừa giống Thanh Tuấn, vừa giống Linh Cảnh. Cuộc đời cậu Năm sang trang từ đó”, nghệ sĩ Vũ Linh hồi tưởng lại t.uổi thơ.
Trong buổi trò chuyện, NSƯT Vũ Linh liên tục nhớ về NSƯT Thanh Sang. Ngày Thanh Sang lâm bạo bệnh, Vũ Linh đến tận giường bệnh để thăm anh. “Anh Sang ơi, giờ em nổi tiếng dữ lắm, anh sống lại đi, em biết phải làm gì để anh sống”, Vũ Linh kể.
Ngưỡng mộ cách sống và cách làm nghề của NSƯT Thanh Sang, NSƯT Vũ Linh quyết định trở thành “người đưa đò”, luôn tận tâm chỉ dạy đàn em sau này.