Nhạc sĩ Đức Huy: Cả đời lênh đênh khắp chốn, êm ấm bên vợ kém 44t, có cách giữ lửa hôn nhân đặc biệt
Nhạc sĩ Đức Huy được biết đến là một trong những ca sĩ/ nhạc sĩ trẻ tiêu biểu của làng Sài Gòn trước 1975. Tại hải ngoại, ông được biết đến nhiều hơn với vai trò là nhạc sĩ. Hiện tại ông đang có cuộc sống viên mãn bên vợ kém 44 t.uổi.
Một số bài hát của ông đã trở nên nổi tiếng tại Việt Nam, lẫn hải ngoại, có thể kể đến như: Người Tình Trăm Năm, Như Đã Dấu Yêu, Khóc Một Dòng Sông, Và Con Tim Đã Vui Trở Lại, Và Tôi Cũng Yêu Em, Yêu Em Dài Lâu, Trái Tim Ngục Tù,… Trước năm 1975, ông cũng có một vài sáng tác nổi tiếng là Cơn Mưa Phùn, Bay Đi Cánh Chim Biển.
Nhạc sĩ Đức Huy tên thật là Đặng Đức Huy, sinh ngày 10/6/1947 tại Nam Định, quê gốc ở Sơn Tây. Thuở nhỏ ông sống ở Hà Nội trước khi theo gia đình di cư vào Nam năm 1954. Ông cùng cha mẹ lưu lạc nhiều nơi, từ Đà Nẵng, Đà Lạt, qua Nha Trang, sau cùng định cư tại Sài Gòn.
Nam nhạc sĩ có người anh họ là nhạc sĩ nổi tiếng – Nguyễn Vũ, và chính người anh này đã khuyến khích ông đi theo con đường văn nghệ. Nhiều lần chia sẻ với báo chí, Đức Huy nói rằng: từ nhỏ ông đã có niềm đam mê mãnh liệt với âm nhạc, đặc biệt ông rất thích nghe những giai điệu tươi vui, rộn rã.
Thuở ấy, Đức Huy thường nghe nhạc của Văn Phụng, Đoàn Chuẩn, và nhạc tone trưởng của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh. Ông cũng tìm nghe nhạc nước ngoài của Elvis Presley, Rolling Stones, Beatles… qua dĩa hát, radio để “rèn luyện đôi tai”.
Năm 1963, khi còn là một cậu học sinh Trung học, Đức Huy đã được ban nhạc trẻ – Les Vampires mời tham gia với vai trò nhạc công. Sau khi tốt nghiệp Trung học, ông thi vào Đại học Văn khoa. Thời gian sinh viên, ông tham gia nhiều ban nhạc trẻ như Crazy Boys, Revolution, The Top Five, đặc biệt là Strawberry Four (cùng Tuấn Ngọc, Tùng Giang và Bille Shane) theo hình mẫu của ban nhạc nổi tiếng thế giới – Beatles. 4 chàng thanh niên đã cùng nhau chơi thể loại nhạc – folk rock.
Tuy nhiên, nhóm nhạc đình đám này đã nhanh chóng tan rã sau 1 thời gian hoạt động. Nhạc sĩ Đức Huy từng chia sẻ rằng: những thành viên ban nhạc ai cũng là người tài năng, nhưng lại có cái tôi lớn, vì thế họ đành phải nói lời chia tay nhau.
Tiếp tục theo đuổi sự nghiệp, Đức Huy kết hợp cùng Đoàn Thanh Tuyền để trở thành đôi song ca nhạc trẻ nổi tiếng. Trước đó nam nhạc sĩ đã gặp Đoàn Thanh Tuyền khi cô đi hát trong ban Blue Stars ở phòng trà Tự Do. Được biết, Đoàn Thanh Tuyền là em của Đoàn Thanh Vân (vợ của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên) và cùng là con của tài tử Đoàn Châu Mậu.
Cũng trong thời gian này, Đức Huy bắt đầu sự nghiệp sáng tác, ca khúc đầu tay của ông mang tên “Khóc Hạ” – sáng tác vào năm 1967, tuy nhiên không được công bố. Hai năm sau (năm 1969), ông trình làng nhạc phẩm “Cơn Mưa Phùn”.
Tốt nghiệp Đại học Văn khoa năm 1972, ông nhận được lệnh động viên nhập ngũ. Dù có bằng Đại học và khả năng Anh ngữ tốt, nhưng bấy giờ ông đã không chọn con đường học tiếp sĩ quan mà trở thành một binh nhì địa phương. Trong thời gian quân ngũ, ông vẫn tiếp tục sáng tác và tham gia biểu diễn.
Vào những ngày cuối tháng 4 năm 1975, nhạc sĩ Đức Huy bị thất lạc gia đình, ông đành sang tị nạn ở Philippines một thời gian. Do có khả năng ngoại ngữ tốt, ông tham gia vào tổ chức giúp người tị nạn tại đây.
Được sự giới thiệu của một người bạn Mỹ là phóng viên, ông nhận lời làm người chăm sóc cho 2 đ.ứa t.rẻ lai Việt (mới 7 tháng t.uổi) để đổi lại cơ hội được rời trại sớm – đến được San Francisco, Hoa Kỳ.
Ông thành công đến được nước Mỹ xa xôi nhưng chỉ có vỏn vẹn 30 USD trong túi. Công việc sinh kế đầu tiên của ông là phục vụ trong một nhà hàng Việt Nam. Sau một thời gian, nhờ tiếng tăm chơi nhạc khi xưa, ông được giới thiệu gia nhập giới chơi nhạc San Francisco, vừa hát vừa đàn cho một ban nhạc ngoại quốc ở Hollyday in.
Năm 1983, nhạc sĩ Đức Huy sinh sống ở Hawaii vì yêu thích khí hậu ở đây. Tại đây ông đi hát tại 1 quán bar ở Honolulu. Thời gian sau đó ông hát trên các du thuyền, bắt đầu cuộc sống lênh đênh trên biển – đi khắp Tahiti, Caribe, Jamaica, Mexico trong 4-5 năm.
Năm 1989, ông cùng ca sĩ Thảo My kết hôn và định cư tại California. Để sinh kế, ông học nghề nhiếp ảnh nhưng bỏ dở chỉ sau 1 năm. Sau đó Đức Huy trở lại nghề biểu diễn cùng với vợ. Ca khúc của Đức Huy gắn liền với tên t.uổi của Thảo My chính là “Đừng Xa Em Đêm Nay”. Họ cứ thế biểu diễn cùng nhau, tuy nhiên, sau 13 năm chung sống, nhạc sĩ Đức Huy và ca sĩ Thảo My đã quyết định “đương ai nấy đi”.
Từ năm 2004 đến nay, Đức Huy nhiều lần về nước biểu diễn, xuất hiện trong nhiều chương trình ca nhạc và làm giám khảo tại các gameshow. Có thể kể đến như: Bước Nhảy Hoàn Vũ và Gương Mặt Thân Quen. Năm 2005, Đức Huy thực hiện album Và Con Tim Trở Lại ở trong nước và tổ chức liveshow riêng cùng tên vào năm 2007.
Hiện nay ông đã về định cư hẳn tại Việt Nam, tái hôn năm 2013, với một cô gái kém 44 t.uổi vốn là fan hâm mộ ông. Hai người đã có một con trai (sinh năm 2015) và một con gái (sinh năm 2018).
Hiện tại, dù đã ở t.uổi 76, nhạc sĩ Đức Huy vẫn miệt mài đi diễn và không ngại làm mới bản thân. Nam nhạc sĩ cho hay ông ít khi nghĩ đến con số t.uổi mình. “Còn thở còn đi còn đứng, còn được đàn, còn được hát, thì cứ việc làm những việc đó thôi, tại sao phải suy nghĩ nhiều làm gì” – nhạc sĩ Đức Huy chia sẻ.
Ông cũng chia sẻ thêm: ưu tiên số một của ông luôn là sức khỏe ổn định. Đơn giản, nếu ông không khỏe thì mọi người chung quanh cũng “mệt” vì ông. Nam nhạc sĩ hé lộ ông rất quan tâm và chú ý đến sự an lạc của mọi người chung quanh, nhất là những thành viên trong gia đình. Có sức khỏe, ông mới có thể chăm sóc cho gia đình ông được.
“Bật mí” bí quyết giữ lửa hôn nhân, nhạc sĩ cho hay ông vẫn thường nói rằng chúng ta không cần phải đợi đến ngày 8/3 để tỏ sự thương yêu và quý mến cũng như bày tỏ sự biết ơn những người phụ nữ đã hiểu biết, đã thương yêu mình cũng như đã làm cho cuộc sống này đầy đủ và tươi đẹp mỗi ngày. Vì cuộc sống không cục bộ, chúng ta đều cần tương tác và luôn cần đến nhau.
Ông tâm sự rằng: “Trong cuộc sống, trước hết là phải có tình yêu dành cho nhau trọn vẹn. Có thể chính nhờ sự hiểu biết và quý trọng lẫn nhau nên vợ chồng tôi không có vấn đề xa cách, khi một người nói người kia lắng nghe. Chúng tôi không cùng nói một lúc. Trong nhà có việc gì cần thì người có thể làm cứ làm, đừng so đo phân bì việc của người này việc của người kia, hãy cho nhau những ánh mắt và lời nói thân thiện thay vì soi mói những yếu kém của người kia, và phải biết không nói gì khi cần im lặng để tình hình được ổn định nhanh chóng. Thú thật tôi không thể nhớ được lần cuối chúng tôi cãi nhau mà giận nhau quá nửa ngày là khi nào”