Lửa chiến tranh Syria sẽ bùng lên ở Kavkaz: Vòi bạch tuộc khủng bố không để Nga yên thân?

Cơ quan an ninh Liên bang Nga (FSB) không phải lo ngại một cách vô cớ về sự gia tăng của các phần tử khủng bố “góa phụ đen” đặc biệt nguy hiểm đang đe dọa trực tiếp nước Nga.

Mạng lưới tuyển dụng các phần tử khủng bố ngày càng vươn cái vòi của mình đến khắp các tỉnh, thành phố của Nga, và điều gì sẽ xảy ra sau khi tất cả những kẻ tham gia vào cuộc chiến tranh tại Syria trong số đó hồi hương?
Vừa có một nữ khủng bố đánh bom tự sát, gây ra một vụ nổ gần trạm kiểm soát ở Grozny (thủ đô của nước cộng hòa Chechnya) khiến một số cảnh sát thiệt mạng. Ai đã chỉ đạo nữ cư dân 25 tuổi gốc Adygei?

Những góa phụ của các phần tử Hồi giáo cực đoan – mối hiểm họa mới?

Cuộc nội chiến tại Syria đang tiến gần tới giai đoạn kết thúc, tại sào huyệt cuối cùng của quân khủng bố ở tỉnh Idlib hiện giờ hàng chục nghìn người bị mắc kẹt.

Trong số đó có nhiều người gốc Nga và các nước Liên Xô cũ – đó là những lính đánh thuê tới đây để chiến đấu cho giấc mơ về một “nhà nước Hồi giáo”. Có lẽ không ai nắm được con số chính xác đội quân lính đánh thuê này.
Mặc dù từ năm ngoái Tổng thống Nga Vladimir Putin từng nhắc tới việc tại Syria và Iraq có không dưới 9 nghìn cư dân đến từ các nước Liên Xô cũ, bao gồm không dưới 4 nghìn công dân Nga, đang chiến đấu trong hàng ngũ của quân khủng bố.

Hoàn toàn có thể tin vào con số này căn cứ theo lời của thành viên Hội đồng nhân quyền Chechnya, bà Heda Saratova về việc có khoảng 7 nghìn phụ nữ – góa phụ và vợ các phần tử khủng bố ở lại lãnh thổ dưới quyền kiểm soát của quân khủng bố. Trong số đó gần một nửa là các phụ nữ đến từ những khu vực Bắc Kavkaz của Nga.

Phiến quân khủng bố ở Syria. Ảnh: TASS.

Theo chỉ đạo của Tổng thống Chechnya, một thượng nghị sĩ chịu trách nhiệm vấn đề đưa những phần tử này hồi hương, tuy nhiên các cơ quan an ninh Nga đã lên tiếng phản đối.
Giám đốc Cơ quan an ninh Liên bang Nga (FSB) Alexandr Bortnikov đã thẳng thừng tuyên bố rằng vợ và góa phụ của các phần tử khủng bố có thể “bị những kẻ cầm đầu khủng bố sử dụng như những kẻ tuyển dụng, các đối tượng khủng bố tự sát hoặc tổ chức các vụ khủng bố cũng như những liên lạc viên”.

Tình hình liên quan tới những nỗ lực bất thành nhằm đưa vợ các phiến quân hồi hương chứng tỏ: Chính quyền Nga thậm chí không biết phải làm gì với những phần tử khủng đố còn lại ở Syria.

Bên cạnh đó, theo lời ông Bortnikov, cuộc chiến tại Syria càng tiến gần tới giai đoạn kết thúc thì các phiến quân sử dụng càng nhiều phương pháp tinh vi – giám đốc FSB Nga không loại trừ việc trong thời gian tới công đồng quốc tế sẽ vấp phải “những cuộc tấn công mạng” do các phần tử khủng bố tổ chức nhằm vào những công trình mang tính quan trọng chiến lược.

Nga phải hành động cứng rắn

Đương nhiên, mối hiểm họa khủng bố càng cao thì các cơ quan an ninh sẽ hành động càng cứng rắn để ngăn chặn những cuộc tấn công do các phần khủng bố có thể gây ra. Chỉ trong vài ngày gần đây FSB đã báo cáo về việc triệt phá được các hang ổ của quân khủng bố tại Dagestan, Tatarstan, ngoại ô Moscow và tỉnh Tomsk.

Lực lượng An ninh Liên Bang Nga (FSB).

Tổng biên tập Tạp chí “Thế giới Người Hồi giáo”, chuyên gia Viện Chiến lược quốc gia Nga, ông Rais Suleimanov trong cuộc nói chuyện với “Svepressa” (Nga) cho biết các cuộc khủng bố có thể gia tăng đột biến tại Nga, đặc biệt tại khu vực Bắc Kavkaz.

Ông Suleimanov cho rằng các cuộc tấn công mạng do các phần tử khủng bố gây ra là hoàn toàn có thể vì chủ nghĩa khủng bố đang tiến hóa.

Nó phát triển theo hướng kết hợp những phương pháp khủng bố hoàn toàn thô sơ (lao xe ôtô vào đám đông người qua đường hoặc dùng súng tấn công những người đang cầu nguyện trong nhà thờ), với những phương thức phức tạp hơn – vô hiệu hóa mạng máy tính của các cơ quan nhà nước, các cơ sở quân sự nào đó, những nhà máy điện nguyên tử.

Và việc sáp nhập “Al Qaeda với IS đang tạo ra ‘nhịp đập’ mới cho sự phát triển mới của chủ nghĩa khủng bố quốc tế”.

Hai tổ chức khủng bố lớn đang tham gia vào cuộc chiến tranh kéo dài 7 năm tại Syria, bất chấp những bất đồng về mặt chiến thuật, đều có một lý tưởng chung – chủ nghĩa Wahhabism (Hồi giáo cực kỳ bảo thủ), và có chiến lược chung – xây dựng một nhà nước Hồi giáo.

Không giành được thắng lợi trong chiến tranh, mất dần các lãnh thổ đã chiếm đóng, hai tổ chức này liên kết với nhau đơn giản hơn là tiếp tục đối đầu khiến mất đi sức lực.

Bất chấp sự bất đồng, mục đích chung và phương tiện sử dụng có thể liên kết các tổ chức khủng bố thù hận nhau. Thêm vào đó, chỉ mới đây điều tương tự cũng từng xảy ra khi Al Qaeda và Taliban hợp tác với nhau.
Liên quan tới khả năng các hành động khủng bố sẽ có chiều hướng gia tăng tại Bắc Kavkaz, thì nhiều khả năng nó sẽ phù hợp hơn với các phần tử khủng bố của tổ chức Al Qaeda bởi vì nó được biết đến như một tổ chức không gắn chặt mình với một lãnh thổ nhất định.

Còn IS thì ngược lại, mặc dù có nhiều nhóm khủng bố từ Nigeria cho tới Indonesia tuyên bố là “chi nhánh” của IS và được tổ chức này thừa nhận. Tuy nhiên, nhiều khả năng điều này cần thiết cho chính những nhóm khủng bố nhỏ lẻ nhằm tăng vai trò của mình khi trở thành một phần của “Nhà nước Hồi giáo”.

Các chỉ huy chiến trường tại Bắc Kavkaz đã từng thề trung thành với IS. Từ năm 2014 tất cả mọi sự chú ý đều hướng về phía IS, và «Imarat Kavkaz” (Tiểu vương quốc Kavkaz) đã thất bại.

Những phiến quân của tổ chức này đã tới Syria và cuối cùng nó đã phải gia nhập IS khi những nhân vật lãnh đạo của “Imarat Kavkaz” đã thề trung thành với “Nhà nước Hồi giáo” IS.

Trị sở chính Tổng cục An ninh Liên Bang Nga (FSB) ở thành phố Arkhanghelsk cũng bị tấn công.

Trụ sở của chính Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) ở thành phố Arkhangelsk cũng bị tấn công.

Tiếp sau đó là một loạt những vụ khủng bố đơn lẻ và theo nhóm tại Bắc Kavkaz theo phương thức của IS: một người hoặc nhóm người dùng súng ngắn hoặc tiểu liên tấn công các nhà thờ, các nhân viên cảnh sát, thường dân.

Phần lớn các phiến quân IS tại Syria hiện này tập trung ở tỉnh Idlid. Chúng đã bị bao vây. Nhưng Idlib thuộc lãnh thổ nằm dưới quyền kiểm soát của Thổ Nhĩ Kỳ, và có thể Ankara cần phải tước vũ khí của các phần tử khủng bố như một điều kiện để vùng đất này của Syria sẽ do người Thổ quản lý.

Liên quan tới chính các phần tử khủng bố thì có thể nhớ lại giai đoạn 2000-2001 khi tiến hành chiến dịch chống khủng bố tại Chechnya người ta cũng sử dụng chính sách tương tự: đối với những phiến quân hạ vũ khí sẽ được hưởng khoan hồng và cho cơ hội trở về với cuộc sống bình thường.

Không loại trừ phương thức tương tự cũng được áp dụng tại Syria.

Vấn đề ở chỗ, quyết định số phận các phần tử khủng bố Syria sẽ không phải Nga mà là Thổ Nhĩ Kỳ. Mỗi nước có cách định nghĩa của mình về các phần tử khủng bố: đối với Thổ Nhĩ Kỳ “Jabhad an Nusra” không bị coi là tổ chức khủng bố.

Theo Bảo Lam/ Thời đại