Bác sĩ kể chuyện về những ca cấp cứu cho những người… muốn c.h.ế.t
Bác sĩ Lê Ngọc Dũng – Nguyên bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp chia sẻ về những trường hợp bệnh nhân tự tử bằng thuốc trừ sâu luôn ám ảnh ông.
Đám cưới không cô dâu
Câu chuyện này xảy ra từ hơn 30 năm trước, khi đó BS Lê Ngọc Dũng vừa được giao chức vụ trưởng khoa cấp cứu của bệnh viện tỉnh.
Vào một ngày trung tuần tháng Chạp khi người ta bận rộn chuẩn bị sắm tết và dọn dẹp nhà cửa, người nhà đã đưa vào bệnh viện một cô gái trẻ khoảng đôi mươi trong tình trạng da tái nhợt, nồng nặc mùi thuốc sâu, nghe qua là biết loại phospho hữu cơ.
Lập tức bác sĩ cho rửa dạ dày ngay. Nhìn màu nước trắng như sữa bò trào ra khi cô gái nôn thốc, bác sĩ đã lắc đầu. Thông thường, bác sĩ căn cứ vào lượng nước rửa, màu sắc, mùi có thể ước đoán số lượng thuốc uống và qua đó dự hậu của bệnh nhân. Người nào uống hơn 100cc thì tỉ lệ tử vong có thể hơn 90%.
Ảnh minh hoạ.
Bác sĩ cho rửa dạ dày thật sạch cho đến khi nước trong, hết mùi hôi đồng thời tiêm 2mg chống độc mỗi 5-10 phút cho đến khi không còn nghe khò khè do sự tăng tiết đàm dãi, và đồng tử phải giãn > 3mm. Sau đó cứ mỗi 15-20 phút lại tiêm 2mg chống độc liên tục trong suốt ngày.
Khi biết được nguyên nhân cô gái trẻ này tự tử là do chồng tương lai của cô gái có gia thế nghèo và bị chị gái khinh thường, quá bức xúc cô đã uống thuốc sâu tự tử trước ngày cưới. Khi vào viện cô gái thấy ân hận vì đã làm liều, cô thực sự không muốn c.hế.t.
“Em cảm ơn bác sĩ đã cứu em. Bây giờ em sợ c.hế.t lắm vì sẽ bỏ chồng em, bỏ mẹ cha” – đó là câu nói của cô gái với bác sĩ. Cô gái vẫn ở viện theo dõi và đám cưới của cô vẫn được tổ chức nhưng đó là đám cưới không có cô dâu.
Ngày thứ năm, tình hình sức khỏe cô gái xấu đi dù không có triệu chứng tái ngộ độc thuốc sâu. Hơi thở vẫn thông, không có dấu hiệu tăng tiết, ngạt. Vì là ngày chủ nhật, bác sĩ Dũng về quê giỗ cha mình và đến sáng thứ 2, ông đặc biệt quan tâm tới bệnh nhân này nhưng khi vào buồng bệnh chiếc giường trống trơn, lúc này ông mới biết cô gái trẻ đã tử vong vào trưa ngày chủ nhật.
Trước khi tử vong, cô gái trẻ vẫn đau đáu nhìn ra cửa bệnh viện hi vọng sẽ được cứu khỏi bàn tay thần c.h.ế.t.
Người vợ chỉ khóc
Tần suất tự tử tăng cao nhất là dịp trước và sau Tết, những lúc này người ta hay ăn chơi xả láng, nên dẫn đến cự cãi, nợ nần, lại sẵn có thuốc sâu mua để xuống giống trong nhà tạo điều kiện cho việc tự tử.
Một buổi sáng đầu xuân, người ta chở đến bệnh viện một người phụ nữ trạc bốn mươi tuổi, tầm vóc người hơi đậm, mặc một bộ đồ cũ, sờn rách, còn tỉnh táo. Bệnh nhân Nguyễn Thị X, hai bên khóe miệng còn đọng những giọt đục như sữa có mùi nồng nặc, đặc trưng của loại thuốc sâu loại phospho hữu cơ. Ước lượng bệnh nhân đã uống cả 100 cc.
Khi bác sĩ rửa dạ dày, bệnh nhân nằm yên không hề phản ứng yên lặng một cách kỳ lạ. Thông thường những người uống thuốc tự vẫn khi được hỏi thì hoặc họ sợ c.h.ế.t sẽ khai lập tức, hoặc ngược lại kêu gào đòi c.h.ế.t …
“Tôi đã gặp nhiều người tự vẫn, mỗi người một phản ứng khác nhau nhưng hầu hết họ đều phản ứng mãnh liệt, chứng tỏ họ vẫn còn muốn sống và cái muốn c.h.ế.t của họ chẳng qua chỉ là một bản án kết tội người nào đó làm họ buồn lòng.
Nhưng người phụ nữ này thì trái lại, chỉ có sự im lặng, im lặng một cách lạ lùng, dường như cái s.ố.n.g và c.h.ế.t đối với bệnh nhân này cũng như nhau”- bác sĩ Dũng chia sẻ.
Dù chiến đấu hết mình nhưng với lượng thuốc sâu uống quá nhiều, các bác sĩ cấp cứu đành bại trận, con người đáng thương đã ra đi vĩnh viễn sau bốn giờ vật vả cả thày thuốc lẫn bệnh nhân. Những đứa con bà gào khóc, ôm xác mẹ về và bác sĩ thẫn thờ nhìn theo những kẻ chở thất bại của mình xa dần cổng bệnh viện.
Bác sĩ Dũng chia sẻ: “Thành công của người thày thuốc thì được mặt trời soi chiếu còn thất bại được thì đất đen chôn dấu.”
Một tuần sau cái c.h.ế.t của bệnh nhân, bác sĩ Dũng mới biết trường hợp này bị chồng ép đổ thuốc sâu vào miệng. Cái án chung thân cho người chồng nhưng với bác sĩ Dũng ánh mắt của người bệnh luôn ám ảnh ông đến giờ.
Theo Ngọc Anh/ Trí thức trẻ