Ăn nhiều món có dầu mỡ, bé trai 14 tuổi bị νιêм тụу нσạι тử иặиɢ, phải khẩn cấp cắт ʙỏ ɴᴀɴԍ тụʏ
Sau bữa ăn thịnh soạn, nam bệnh nhi có triệu chứng nôn ói, đau bụng và phải nhập viện cắt bỏ nang tụy khẩn cấp. Sau hơn 5 tháng điều trị sau khi viêm tụy, bệnh nhân vẫn chưa được xuất viện.
Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) cho biết, đơn vị đang tiến hành điều trị cho nam bệnh nhi T.T. (14 tuổi, ngụ tại Sóc Trăng) trong suốt 5 tháng qua. Trước đó, T. được bệnh viện địa phương chuyển lên cấp cứu với chẩn đoán viêm tụy hoại tử nặng.
Qua khai thác thông tin từ gia đình được biết, trước khi nhập viện, bệnh nhi đã ăn những món ăn có nhiều dầu mỡ trong dịp Tết. Sau đó T. bị đau bụng, tình trạng ngày càng tăng kèm nôn ói nên gia đình đã đưa em đến bệnh viện cấp cứu.
Tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), T. nôn ói mật xanh nguy kịch, và nhanh chóng rơi vào sốc nhiễm độc toàn thân kèm với đau bụng, nhiễm trùng đường ruột. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị viêm tụy hoại tử nặng, có nang giả tụy, sốc nhiễm độc toàn thân. Ngay sau đó T. đã được phẫu thuật cắt bỏ nang tụy khẩn cấp, điều chỉnh nhiễm trùng bao vây triệt để.
Việc dung nạp nhiều chất béo là nguyên nhân khiến tuyến tụy bị quá tải dẫn tới đến tế bào tụy bị tổn thương do sự tiêu hủy của các men tụy.
Bệnh nhi được đặt ống thông hỗng tràng để đưa bột và các chất dinh dưỡng được nghiền nát hỗ trợ cho việc ăn uống. Hơn 5 tháng nằm viện điều trị tích cực tại ICU, hiện sức khỏe của T. đang dần ổn định, tinh thần lạc quan hơn rất nhiều.
Theo bác sĩ Nguyễn Cát Phương Vũ, khoa Hồi sức Tích cực của bệnh viện, bệnh viêm tụy cấp ở trẻ đang là mối quan tâm lớn đối với các bậc phụ huynh. Những trẻ không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.
Viêm tụy cấp là một bệnh lý ít gặp ở trẻ em nên thường bị bỏ qua. Bệnh thường có các triệu chứng không điển hình, dễ gây nhầm lẫn với các bệnh đường tiêu hóa khác đặc biệt là bệnh đau dạ dày. Nếu chẩn đoán và xử trí muộn bệnh nhân có thể gặp phải các biến chứng như hạ huyết áp, xuất huyết, nhiễm trùng tuyến tụy, liệt ruột cơ năng, trụy tim mạch, suy giảm chức năng thận… đặc bệnh nhân có thể bị chảy máu trong tụy, nguy cơ tử vong ngay trong những ngày đầu bị bệnh.
Viêm tụy cấp ở trẻ em được điều trị bằng cách đặt ống vào dạ dày để rút dịch. Bệnh nhi sẽ phải nhịn ăn, nuôi ăn qua đường tĩnh mạch hoặc đặt ống xông đặc biệt qua dạ dày trong suốt thời gian điều trị. Sau đó, bệnh nhi sẽ được bù dịch, có thể phải dùng kháng sinh nếu bệnh ở mức độ nặng. Thời gian nằm viện của trẻ sẽ rất lâu, có thể vài tháng.
Do đó, các bác sĩ khuyến cáo, trẻ bị viêm tụy cấp thường có những triệu chứng đau bụng bất thường đặc biệt là sau các bữa ăn thịnh soạn nhiều chất đạm và dầu mỡ. Cơn đau bụng có thể kéo dài liên tục hoặc từng cơn, đau nhiều hơn sau khi ăn. Kèm theo đó là triệu chứng buồn nôn, nôn, bệnh nhân có thể nôn ra dịch mật, dịch dạ dày hoặc máu. Chướng bụng, bí trung tiện cũng là dấu hiệu cảnh báo viêm tụy cấp. Ngay khi trẻ gặp phải những triệu chứng trên cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nặng về sau.
(kenh14)