Oằn mình giữa ‘đảo nhiệt cнếт cнóc nhất’ ở Mỹ

Phoneix là thành phố có tỷ lệ тử voɴԍ vì nắng nóng cao nhất tại Mỹ, đồng thời người dân còn đối mặt với khủng hoảng vô gia cư và bão giá thuê nhà.

Giữa chiều nắng, ông David Spell, 50 tuổi, được tìm thấy nằm bất tỉnh dưới một nhà chờ xe bus. Nhiệt độ ngoài trời lúc đó là 43 độ C – mức nhiệt cao nhất trong năm cho đến nay tại Phoenix, đã khiến ông bị chóng mặt và mất nước.

Trước đó, ông Spell đã cảm thấy kiệt sức trong ca làm việc nhưng ông không được phép nghỉ giữa chừng. Xong việc, ông mua 3 lon nước tăng lực và ngồi uống trên băng ghế, dưới bóng mát của nhà chờ xe buýt.

Ông vẫn nhớ mình đã ăn một ít cá thu đóng hộp, bật đến lon nước thứ ba để uống và rồi ngất đi vì sốc nhiệt cho đến khi đội y tế khẩn cấp đến.

nang nong tai My,  vo gia cu,  khung hoang gia nha anh 2 Ông Spell đã vô gia cư hơn 14 năm. Nơi ông sống là một góc khuất trước cửa nhà thờ. Ảnh: Guardian.

Spell đã được đưa đến nghỉ ngơi tại một nhà tạm của người vô gia cư có điều hòa để hạ nhiệt. Đến lúc tối, mặc dù vẫn lâng lâng trong người nhưng ông đã đạp xe về chỗ nghỉ của mình: Một góc khuất cạnh cửa nhà thờ có mái che yên tĩnh, có luồng khí lạnh thoát ra từ kẽ hộp thư và một ổ cắm điện để sạc điện thoại. Đêm hôm đó nhiệt độ khoảng 29 độ C, khá oi bức.

Spell cho biết: “Trời rất nóng, nếu tôi không giữ mát và đủ nước, tôi sẽ cнếт ở ngoài này”. Cạnh ông là một cái xô đá nhỏ và một cái thùng nhựa trắng vừa làm chỗ ngồi vừa là bệ xí khẩn cấp.

Khủng hoảng chồng chất

Phoenix là một trong những thành phố phát triển nhanh nhất nước Mỹ, có lượng người vô gia cư lớn, nhiệt độ khắc nghiệt và giá thuê nhà bất ổn.

Kể từ năm 2016, số ca тử voɴԍ do nắng nóng đã tăng hơn gấp đôi ở quận Maricopa, trong đó có Phoenix, với số người vô gia cư тử voɴԍ chiếm đến 40%.

Phoenix vốn dĩ đã có khí hậu sa mạc nóng bức, nhưng mùa nóng ngày càng kéo dài do sự ấm lên toàn cầu và sự phát triển đô thị thiếu kiểm soát đã biến thủ đô của Arizona thành một hòn đảo nhiệt rộng lớn.

Đây cũng là nơi có tỷ lệ тử voɴԍ do nắng nóng cao nhất nước Mỹ với hơn 650 ca trong 2 năm qua.

nang nong tai My,  vo gia cu,  khung hoang gia nha anh 3

Khu vực dựng lều trên đường của người vô gia cư dưới trời nắng gắt. Ảnh: Ảnh: Guardian.

Theo thống kê hàng năm, có 9.026 người vô gia cư vào ngày 24/1, trong đó có 3.997 người phải trú trong nhà nghỉ hoặc khách sạn, 5.029 người trên đường phố, cao gấp 3 lần số người vô gia cư so với năm 2016.

Các trường hợp тử voɴԍ liên quan đến nắng nóng có thể phòng ngừa được, nhưng nếu họ ở ngoài trời mà không được trú mát và cấp nước thì sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng y tế và tiếp xúc với mức nhiệt gây cнếт người.

Khi nắng nóng khắc nghiệt diễn ra, thật khó để xác định chính xác có bao nhiêu người đang là vô gia cư nhưng cuộc khủng hoảng càng tồi tệ hơn khi giá thuê và tỷ lệ bị đuổi khỏi nhà tăng vọt.

Tại một khu vực tập trung nhà tạm trú và dịch vụ cho người vô gia cư, khung cảnh thực sự hỗn loạn.

Một người đàn ông da trắng lớn tuổi với bộ râu trắng rậm rạp và có tiền sử bệnh tâm thần hét lên với các nhân viên tiếp cận, cáo buộc họ ăn cắp tiền của ông ta. Một phụ nữ da đen trung niên với mái tóc bù xù và ba túi quần áo xin giúp đỡ về nhà ở Dallas, Texas. “Tôi mệt mỏi với nơi này, nó quá nóng”, bà nói.

Khu vực này không có bóng mát, lộn xộn một đống lều nát được dựng lên và những khu nhà tạm bằng xe đẩy hàng, bạt, thùng, pallet gỗ và quần áo cũ bừa bãi. Nơi này đã mở rộng gấp đôi so với tháng 2 vừa qua. Một số chiếc lều đã cháy và bị bỏ hoang.

Vào ban ngày, mặt trời chói chang và sức nóng tỏa ra từ nhựa đường bốc lên như thiêu đốt làn da. Có rất ít nhà vệ sinh di động và vòi nước, nhưng chỉ có một vòi nước lạnh. Công nhân thành phố, các tổ chức phi chính phủ và nhiều người dân phát đồ uống lạnh và chăn làm mát cho họ vào những ngày oi bức, khi nhiệt độ trên mặt đường lên tới 71 độ C.

Số lượng người vô gia cư của tuần trước là 806 người, so với 320 người vào tháng 7/2021 và 476 người vào tháng 12/2021. Con số này đã vượt qua số lượng nơi ở chính phủ tài trợ cho 300 người trong tháng vừa qua.

Đàn ông lẫn phụ nữ nằm ngủ la liệt trên đường, trong công viên, gần đường ray xe lửa, vỉa hè, sau thùng rác, trong bãi đậu xe và dọc theo các con kênh.

Các lượt sơ tán đã quay trở lại mức trước đại dịch với 4.000-5.000 người/tháng cho đến nay do thiếu nguồn cung nhà ở giá rẻ và tỷ lệ lạm phát của thành phố thuộc mức cao nhất Mỹ là 11% – phần lớn là do giá nhà.

Marisol Saldivar, người phát ngôn của tổ chức phi lợi nhuận về nhà ở St Vincent de Paul, cho biết: “Vừa đối diện với khủng hoảng, giờ đây chúng tôi còn phải chịu cảnh nóng bức. Đây là một thành phố lớn, nhưng không phù hợp với đại đa số nhiều người đến tìm kiếm cơ hội mới”.

Định giá nhà cao hơn 56%

Maricopa là quận phát triển nhanh nhất của đất nước với 5.000 người (chủ yếu là người di cư nội địa) đến trung bình mỗi tháng.

Trên các đường phố của Phoenix, dễ thấy những người từ Florida, New York, New Jersey, Iowa, Illinois, Maryland, Missouri, Michigan, Idaho, California, Oregon, Georgia, Alabama, Texas, Nevada và Xứ Navajo.

nang nong tai My,  vo gia cu,  khung hoang gia nha anh 4

Thực trạng giá thuê căn hộ tại Maricopa. Nguồn: RealData phân tích dữ liệu của Maricopa Association of Governments. Đồ họa: Guardian.

Trong nhiều năm, những người ủng hộ đã cảnh báo về một cuộc khủng hoảng nhà ở nhưng có rất ít hành động được thực hiện và nhà giá rẻ hầu như không thể tìm thấy. Chi phí cho một ngôi nhà trung bình ở Phoenix đã tăng gần gấp đôi trong sáu năm qua

Vào năm 2021, chỉ có 6% tại hạt Maricopa được định giá dưới 200.000 USD so với 38% nguồn cung nhà ở của 5 năm trước đó.

Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Florida Atlantic, thị trường nhà ở Phoenix đang được định giá cao hơn 56% khi thị trường nhà ở Mỹ vừa trải qua một đợt bùng nổ lịch sử khác.

Đối với những người cho thuê, tình hình thậm chí còn nghiêm trọng hơn: vào năm 2021, chỉ có 12% bất động sản có giá thuê hàng tháng dưới 1.000 USD so với 68% của 5 năm trước đó.

Arizona là một trong số ít các bang cấm chính quyền địa phương ban hành việc kiểm soát tiền thuê nhà hoặc bắt buộc các nhà quy hoạch đưa nhà ở giá rẻ vào xây dựng mới. Vào tháng 4, bang đã phê duyệt khoản viện trợ Covid liên bang trị giá 17 triệu USD từ Đạo luật American Rescue Plan cho các dự án nhà ở giá rẻ.

“Về cơ bản, để vượt qua những rủi ro do nắng nóng, chúng ta phải ưu tiên vấn đề nhà ở và đưa ra các giải pháp sáng tạo có hệ thống trên toàn thành phố và tiểu bang”, Patricia Soils từ đại học Arizona State.

Spell đã tá túc trước cửa nhà thờ suốt 17 năm, lo lắng rằng mình quá già so với đường phố.

Ông rất sốt ruột và mới nộp đơn xin ở nhà xã hội. Ông đủ điều kiện, nhưng danh sách chờ đợi còn dài vì nhóm chủ nhà chấp nhận đơn mua nhà xã hội đã giảm bớt do khu vực tư nhân có nhiều tiền hơn.

Spell nói: “Tôi mệt mỏi với đường phố, cơ thể của tôi quá già cỗi rồi. Tôi không muốn cнếт ngoài đường xó chợ”.

(zingnews)