Từng bị кì էɦị ở Mỹ, Kì Duyên cay đắng: ‘Văn hóa Việt chỉ ngồi rình để chỉ trích‘

Nữ MC kỳ cựu của hải ngoại đã có những dòng tâm sự trên trang cá nhân về sự khác biệt giữa văn hóa Việt và phương Tây.

Vừa qua, MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên đã chia sẻ câu chuyện bị một người đàn ông ở Mỹ ლ¡ệζ ζɦị βằηɕ ηɦữηɕ £ờ¡ £ẽ ζɦô ζụℭ khi nữ MC cho hai ca sĩ Ngọc Ngữ và Châu Ngọc Hà mượn sân vườn để quay MV. Được biết, người đàn ông này chính là hàng xóm mới khi cô chuyển về căn hộ gần biển.

Nguyễn Cao Kỳ Duyên đã đăng tải trên trang cá nhân một status dài chia sẻ quan điểm của cô về văn hóa Việt Nam ngày hôm nay. Theo đó, cô chỉ ra một yếu điểm lớn của văn hóa người Việt: thói quen chỉ trích. Qua câu chuyện của mình và của minh tinh Angelina Jolie, người đẹp bày tỏ hy vọng người Việt sẽ thay đổi cách suy nghĩ riêng.


Nguyễn Cao Kỳ Duyên.

Chia sẻ của nữ MC trên trang cá nhân.

“Anh Ngạn có lần nói với tôi về sự khác biệt giữa văn hóa Tây Phương và văn hóa Việt Nam: “Văn hóa Tây thiên về khuyến khích, còn văn hóa Việt thiên về chỉ trích”. Câu nói này tôi nghe qua rồi bỏ ngoài tai vì thật sư tôi và những bạn bè sống và lớn lên ở hải ngoại có bao giờ thực thụ đươc trải nghiệm văn hóa Việt Nam đâu? Bên ngoài chúng tôi là người Việt nhưng bên trong, từ cách suy nghĩ đến cách ứng sử thì phải nói chúng tôi hoàn toàn là những đứa Mỹ con. Thế hệ Việt Kiều nửa nạc nửa mỡ như tôi thường được gọi đùa là ‘banana’ (quả chuối) vì ở ngoài vàng nhưng ở trong lại trắng.
Cho đến gần đây qua mạng lưới mở rộng và kết hợp của mạng xã hội, tôi mới nếm thử mùi vị của ‘văn hóa chỉ trích’. Tôi đã bị không phải một lần mà bao nhiều lần, hầu như mỗi khi tôi post hình đi nghỉ mát, đi chơi, đi ăn hoặc những món ăn lạ (như bao nhiều triệu người khác), y rằng cũng có vài người hằn học comment: “Sao không để tiền đi làm từ thiện?”, “Có biết là bao nhiều người đang đói khổ không?”. Tôi “phiên dịch” như vậy nghe cho lịch sự chứ thật ra có nhiều câu nghe không được ngọt ngào như vậy (chẳng hạn như câu này của “Kimlien Kimlien: ‘Suot ngay dj ngj .mat voi an uog. Mjen trug dg bj bao lu kja. Do vo tam’ ).

Wow… một người không biết tôi và cũng không biết là tôi có cho cứu trợ cho miền Trung không đã vội kết án một cách gay gắt. Thật ra, tôi có làm từ thiện và có cho từ thiện khá đều đặn nhưng tôi ít nói ra. Không nói nhưng bị thiên hạ chỉ trích quá, lâu lâu tôi cũng phải “xì” ra cho những người như KimLien biết: “Dạ thưa bác, em cũng có cho từ thiện chứ không đến nỗi vô tâm như bác nghĩ”. Nhưng vừa hé ra lại gặp những người như bạn Trongtai Nguyen nhận xét: ‘Đã làm việc tốt thì không cần ai biết. Nói ra rồi chẳng để làm chi’, hay Lam Truc Huynh viết: ‘Đã có lòng làm từ thiện thì nên âm thầm, không nên phô trương cho mọi người biết’.

Đúng là làm cũng chết, không làm cũng chết (cười khổ). Ở ngoại quốc hoàn toàn khác hẳn. Điển hình là cô tài tử Angelina Jolie – thần tượng của tôi. Cô làm bao nhiêu việc thiện và đi đến đâu cũng có thông tin báo chí. Một trong những sứ mạng lớn của cô lồng trong các công tác từ thiện là cho thế giới biết đến và chú ý vào những việc cô đang quan tâm. Sau một chuyến viếng thăm của cô, những tổ chức từ thiện đó thường nhận được rất nhiều nguồn cứu trợ. Những ngôi sao quốc tế thường có những tổ chức từ thiện mà họ ủng hộ và ngược lại những tổ chức này rất mong họ dùng tiếng tăm, tên tuổi của họ để gây sự chú ý. Đó là một việc tốt. Tại sao người Việt cứ cho rằng: ‘Đi làm từ thiện phải âm thầm?’. Tôi có thể âm thầm cho một số tiền cá nhân rất nhỏ nhưng nếu tôi phô trương để trăm ngàn người biết đến và cho thêm thì tại sao không?

Sau những chuyến làm từ thiện báo chí lại đăng tin ‘Angelina Jolie và Brad Pitt mới mua lâu đài bao nhiêu triệu ở Paris’, tôi chẳng thấy người nào lên án ‘Tại sao ở Phi Châu bao nhiêu người chết đói, cô mới đi làm từ thiện mà bây giờ lại tiêu xài như vậy?’ (Cũng có thể vì KimLien KimLien không biết trang cá nhân của Angelina Jolie để cho người đàn bà “Đại Vô Tâm” này vài lời vàng ngọc?).

Nói chung là văn hóa ngoại quốc khi làm điều gì tốt đều được khen ngợi khuyến khích. Còn văn hóa mình ngồi rình để chỉ trích. Có lẽ đã đến lúc chúng ta nên thay đổi cách suy nghĩ nhất là đối với lớp trẻ ngày nay để xã hội càng ngày càng tốt đẹp và tích cực hơn”.