Tuổi 30 độc thân thì có làm sao, cả thế giới đều như vậy rồi!

Chuyên gia Nancy Smith-Hefner (Phó giáo sư Nhân chủng học ở Đại học Boston) đã có phát hiện bất ngờ về quan niệm của nữ giới ở Indonesia đối với hôn nhân. Nghiên cứu chỉ ra rằng những phụ nữ trẻ mỗi khi được hỏi về hôn nhân đều trả lời rằng họ muốn hoàn tất việc học và có sự nghiệp vững vàng trước khi nghĩ đến chuyện “xe tơ kết tóc”, và chỉ có 2% phụ nữ ngoài 40 còn lẻ bóng.

Điều làm Nancy cảm thấy ngạc nhiên hơn hết là những rắc rối mà những phụ nữ trẻ phải đối diện. Họ dành thời gian tập trung vào việc học và phát triển sự nghiệp, để rồi bắt đầu băn khoăn về câu hỏi: “Mình phải lập gia đình với ai?”. Đôi khi, sự âu lo này tiếp diễn như một vòng luẩn quẩn khiến họ bị stress, và thường xuyên đem đến cảm giác thất vọng.

Tuy nhiên, không riêng gì những người trẻ ở Indonesia phải đau đầu với vấn đề này mà gần như cả thế giới đều đối mặt thử thách mang tên “thoát ế”. Dẫu vậy, ở một góc nhìn khác, đây cũng là cơ hội để tất cả mọi người thay đổi suy nghĩ về tình yêu, hôn nhân, cũng như khám phá xem liệu độc thân có đáng sợ đến thế?

Tuổi 30 cứ vui đi, ngoài kia đã ai lấy chồng?

Sau khi nghiên cứu văn hóa châu Á trong nhiều năm, Nancy phát hiện sự tương đồng giữa thanh niên Indonesia (vốn là đối tượng chính trong nghiên cứu của cô) và những sinh viên Mỹ cô đang dạy ở quê nhà: “Họ đều gặp phải những khó khăn giống nhau trong việc tìm kiếm bạn đời”. Điều này là minh chứng hùng hồn cho việc không có sự khác biệt giữa người phương Tây và phương Đông khi tìm ý trung nhân. Độc thân, đã dần trở thành hiện tượng toàn cầu!

why-chinas-successful-single-ladies-are-known-as-the-leftovers
“Một trong những xu thế toàn cầu thấy rõ qua các nghiên cứu là sự trì hoãn hôn nhân, đặc biệt là tầng lớp có học thức và nhiều nhất chính là phụ nữ”, Marcia Inhorn – Giáo sư Nhân chủng học và Quan hệ Quốc tế tại Đại học Yale cho biết. Xu hướng thể hiện rõ thông qua các nghiên cứu từ Jordan, Trung Quốc, Mỹ, Rwanda, Guatemala và các nước khác.

“Vì sao người trẻ lại chậm chạp trong việc tiến đến hôn nhân? Vì sao tuổi kết hôn tăng cao trên toàn thế giới? Và cả sự trì hoãn sinh con nữa? Mỗi nhà mỗi cảnh nhưng xu hướng đó là một?”, Marcia chỉ ra vấn đề bằng hàng loạt câu hỏi. Đặc biệt, bà Marcia cũng đặt dấu chấm hỏi khi hiện tượng này xảy ra trong bối cảnh phụ nữ đang ngày càng có học thức cao hơn, thậm chí có thành tựu vượt trên các đồng nghiệp nam của mình. Thành tích ở việc học Đại học đã chứng minh điều trên, nơi phụ nữ đang ngày càng chiếm phần lớn trong số lượng sinh viên, cả về số đơn xin học (như ở Thụy Điển) và số cử nhân (như ở Nam Phi).

Trong nghiên cứu, Phó giáo sư đã dẫn số liệu của Ngân hàng Thế giới, thứ chỉ ra rằng thành tựu tri thức của phụ nữ đang ngày càng lấn át các đồng nghiệp nam.
Trong nghiên cứu, Phó giáo sư đã dẫn số liệu của Ngân hàng Thế giới, chỉ ra rằng thành tựu tri thức của phụ nữ đang ngày càng lấn át các đồng nghiệp nam.

Trên thực tế, phụ nữ không chỉ hoãn lại việc kết hôn vì việc học Đại học. Một nghiên cứu đa quốc gia xuất phát từ vùng bán hoang mạc ở Châu Phi chỉ ra rằng ngay cả khi phụ nữ không có học thức cao, họ vẫn hoãn lại việc lập gia đình. Đa số họ không đợi đến tuổi 30 nhưng thể hiện bằng cách chống lại truyền thống tảo hôn.

Hôn nhân không vội được đâu!

Dù là sự lựa chọn hay “duyên số” thì nhiều người phụ nữ vẫn thừa nhận rằng đã có lúc nỗi lo phải sống một mình cả đời thoáng qua trong tâm trí họ. Hôn nhân không phải là thứ gì đó ngoài tầm với nhưng phụ nữ ngày nay luôn mong muốn tìm được mối quan hệ bền chặt và cũng cần sự đồng điệu. Hay nói cách khác, họ cần một bàn tay cùng xây tổ ấm và người đàn ông đó cũng cần có những điểm tương xứng về tư duy, định hướng tương lai,…

3-phu-nu-30-1510898012371

Trên thực tế, đàn ông và phụ nữ chủ động trì hoãn thực hiện giai đoạn tiếp theo trong cuộc đời họ đa phần vì bất bình đẳng tài chính hoặc thiếu người tâm đầu hợp ý. “Có một giải pháp tiềm năng hơn để thay đổi vấn đề phụ nữ khó có chồng đó là thay đổi về cách đặt vấn đề. Cả nam và nữ phải suy nghĩ khác đi về vai trò giới tính và điều họ mong muốn trong cuộc hôn nhân của mình. Một giải pháp rõ ràng có thể áp dụng đó là việc phụ nữ hoàn toàn có thể là trụ cột kinh tế trong gia đình. Thay đổi này sẽ giúp phụ nữ chấp nhận lấy người đàn ông trẻ hơn, hoặc có ít học thức hơn”. – Nancy chia sẻ.

Bên cạnh đó, Phó giáo sư Marcia cũng đưa ra kết luận về xu hướng của thế giới trong tương lai: “Cho đến khi nào người ta cảm thấy vẫn sống tốt dù không có một người bạn đời, thì việc phụ nữ độc thân ở tuổi ngoài 30 sẽ là hiện tượng mang tính toàn cầu”.

Bài HUYỀN MY TRƯƠNG Ảnh TH/dep.com.vn