19 giờ đêm vào nhận trực. Chưa kịp khoác áo blouse
9 giờ đêm vào nhận trực. Chưa kịp khoác áo blouse đã có một ca vào cấp cứu do phù phổi cấp trên nền tăng huyết áp, bệ nh thận mạn giai đoạn cuối nhưng trưa nay vẫn nhậu vài chai với bạn bè.
Tiếc rằng, khi bệnh nhân lên cơn ng uy kị ch không có bạn bè nào đưa đi cấp cứ u. Và khi bệnh nhân nằm viện, ỉ a chây đ ái lì không bạn bè nào chăm sóc nuôi dưỡng. Tiếc thì tiếc vậy thôi, chứ nhìn bệ nh án nhập viện liên tục của bệnh nhân là hiểu. Có những thứ không dễ gì buô ng tay được.
19 giờ 30 phút, lại tiếp nhận một ca nữ, suy nút xoang, đã đặt máy tạo nhịp, su y ti m, hu yết á p luôn ở ngưỡng thấp 90/60 hay 80/50 mmHg … Ca này đến sau khi ăn tô bún riêu bỏ nhiều mắm ruốc. Đau bụng dữ dội, sốt lạnh ru n, tiêu ph ân lỏng liên tục. Tìm ra ven để truyền nước đúng là cả kì công. Mình hỏi tiền căn thì người nhà cứ ú ớ không rõ không hay. Đến lúc viết tờ khai nhập viện cả khoa mới bật ngửa. Con ruột mà không biết ngày tháng năm sinh của mẹ.
20 giờ tiếp tục nhận b ệnh. Bệnh nhân nữ 80 tuổi được đưa đến trong tình trạng bức rức, khó th ở. Người bà ta nồng nặc mùi k hai. Mở cái tã giấy để đặt sonde theo dõi nước ti ểu … cả phòng ngộp thở. Tã giấy ba ngày chưa thay. Vùng kí n sư ng tấ y đ ỏ, h ôi và có nhiều ổ m ủ. Bà có 8 người con, đang ở chung với 5 đứa trong căn nhà nhỏ nằm trong ngõ hẻm chằng chịt quận 3.
Mình đã từng đi qua khu vực này, chạy ngoằn nghèo cả 15 phút mới thoát ra được. Nhà nhỏ. Đồ đạc nhiều. Người đông. Nên họ chen hết ra đường mà thở.
Hồi trước mình sẽ trách người ta sao để mẹ cha như thế. Nhưng càng lớn lên càng hiểu.
Như hôm trước mình gặp lại hai người con của bệnh nhân An, họ nói: Ba mấ t thì buồn nhưng nhẹ gánh lắm bác sĩ. 7 năm nay, tôi và chị tôi, cứ thay phiên nhau chăm sóc ông già. Hết vào viện rồi ra viện. Hết viêm phổi rồi đến lo ét mô ng do tì đè. Vết lo ét ngày càng rộng, chữa hoài không dứt. Ông bị tai biến bị un g th ư … nằm một chỗ. Khi ông m ất ngỡ ngàng … chị em tôi cũng đã 60. Có đi đâu được đâu. Có ăn gì ngon được đâu.
– Thì hồi đó, hai cô còn nhỏ, ổng nuôi hai cô y như vậy đó.
– Tụi tôi đâu có nói gì đâu. Chỉ là mừng. Mừng cho ổng hết nợ trần gian. Mừng cho mình vừa trả xong n ợ!
Hoá ra ở những nước phát triển như Mỹ, Châu Âu … viện dưỡng lão là cứu cánh cho biết bao con người. Ở đó người già được chăm sóc, được điều trị, được trợ giúp rất nhiều…. Con cái mỗi tháng hay mỗi năm, nếu nhớ thì ghé thăm. Việt Nam, con cái mà đưa cha mẹ vào viện dưỡng lão được xem như là b ất hiếu.
21 giờ lại cấp cứ u. Ba ca liên tục. Một ca uống rượu say chạy xe bị chấn thư ơng s ọ nã o, nằm hô n m ê không biết do rư ợu hay do chấn thươ ng. Kết quả CT scan m áu tụ ngoài màng cứng lượng lớn. Chuyển bệnh viện Chợ Rẫy khẩn. Không thân nhân. Không bạn bè.
Tự nhiên mình nghĩ: Không biết Chợ Rẫy có cứu được không với bệnh cảnh như vậy?
Tiếc là rất ít kênh truyền thông truyền hình trực tiếp để mọi người xem một ca m ổ s ọ cầm m áu, giải áp cho não.
Bác sĩ ngoại th ần ki nh sẽ cầm mũi khoan y khoa, y như mũi khoan tường, khoan 4 lỗ hay hơn trên sọ. Sau đó dùng l ưỡi cư a c ưa s ọ. Rồi gắp nắp s ọ ra đem gửi đông. Má u phụt ra thành vòi nhanh chóng được bác sĩ đưa dao điện tới. Xèo … xèo … mùi thịt nướng. Mùi m áu. Mùi t ử v ong.
Người ta nói: Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ là vậy. Mà dù có thấy qu an t ài chắc gì đổ lệ. Khi mệt mỏi nằm viện chúng ta hay hứa sẽ sống khác hơn, nhưng khi cơ thể kho ẻ mạnh, chúng ta lại quên ngay lời hứa đó.
Hay ca còn lại bệnh nhân tự biết mình bị rối loạn tiền đình, thường xuyên chóng mặt nhập viện. Bác sĩ có khuyên tập thể dục, ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng, theo dõi huyết áp đều … nhưng nào chịu nghe.
Để rồi khi tới bệnh viện giãy nãy lên đòi về do nhà neo người, có con nhỏ.
Ảnh minh họa
Ủa, bác sĩ chỉ giúp b ệnh nhân điều trị bệnh, chứ có phải thần tiên đâu mà giải quyết luôn hoàn cảnh gia đình của bệnh nhân?
Chẳng phải mỗi người chúng ta nên chuẩn bị cho mình một ngày phải đau phải ngã qu ỵ và phải nằm viện sao?
23 giờ, một bệnh nhân khác vào cấp cứu. Ông ta không lo khai bệnh chỉ lo khai quen bác sĩ này, bác sĩ kia. Gần 1 giờ nằm đó, chẳng có bác sĩ nào nghe máy điện thoại. Cũng chẳng có bác sĩ nào gọi điện vào gửi bệnh.
Mình im lặng đợi.
Mà kể cũng lạ. Chúng ta chỉ tìm đến nhau khi cần thôi, đúng không?
Những lúc đang vui, đang sung túc, đang đủ đầy… bạn có nhớ đến những người bạn những người thân? Bạn có kêu họ đến chia cho một ít? Để rồi khi bạn ốm đau, khó khăn … bạn tìm đến họ, rồi không được như ý mong muốn, bạn quay qua chửi họ.
Ngày 27/2 vừa rồi nè, bạn có tặng hoa cho bác sĩ quen của mình không?
0 giờ. Lại tiếp tục một ca cấp cứ u. Đ au thượng vị 1 tuần không đi khám chữa bệnh. Nay vào rên la, đòi chích thuốc liền.
01 giờ một bệnh nhân nữ vào với cơn nhanh kịch phát trên thất. Tiền căn đã đốt điện nhưng không thành công.
02 giờ, bác sĩ trở mình … thèm một hơi ấm …. máy điều hoà set up 18 độ mà bác sĩ chợp mắt nên quên
Nguồn Fb: Nguyễn Bảo Trung