300 triệu đem cho con trai, 30 triệu viện phí đòi con gái, rồi cuối đời hai thân già không nơi nương tựa
Dì Phương, 60 tuổi, đã bật khóc mỗi khi nghĩ đến đứa con gái đã cắt đứt liên lạc với vợ chồng dì. Trước khi lấy chồng, con gái bà là người đảm đang, ngoan ngoãn, biết nghe lời cha mẹ.
Nhưng từ khi con gái lấy chồng, dì cảm thấy mình dần mất kiểm soát với con gái. Đặc biệt khi hai dãy nhà cho thuê trước đây bị phá bỏ, dì kiên quyết nhường tiền đền bù giải tỏa nhà cho con trai mình bất chấp sự phản đối của con gái, và con gái dần dần ghẻ lạnh.
Dì Phương có một con trai và một con gái, con trai hơn con gái ba tuổi. Tuy nhiên, vì con trai được bố mẹ cưng chiều từ nhỏ đến lớn nên không muốn học hành, cho rằng sau này chỉ cần kiếm cái nghề là được.
Con gái thì khác, con gái từ nhỏ đã rất khôn ngoan và chăm chỉ học hành. Vì vậy, con gái dì Phương đã tốt nghiệp đại học với số điểm xuất sắc. Sau khi học đại học, cô cũng tìm được một công việc ổn định ở một thành phố lớn.
Chỉ là khi con trai lấy vợ, con dâu muốn có thêm 100 triệu quà đính hôn, một đám cưới hoành tráng và sôi động, đôi vợ chồng già không còn cách nào khác phải nói chuyện với con gái của họ. Cô con gái cảm thấy có lỗi với cha mẹ, cô đã rút hết tiền tiết kiệm mà không do dự.
Khoản nợ đầu tiên: Mua nhà cho con trai
Sau khi con trai lập gia đình, hai vợ chồng con trai đều đi làm công nhân, lương không cao, con dâu đòi có nhà riêng. Thế là dì Phương lại chủ động đi mượn nợ để mua nhà cho con trai, kẻo con dâu ở nhà suốt ngày sẽ đòi ly hôn.
Chỉ bằng cách này mà khổ cho con gái. Vì vợ chồng dì Phương làm những công việc lặt vặt ở thành phố, không có việc làm ổn định và đương nhiên không có lương hưu. Khoản thế chấp mượn tiền mua nhà cho con trai đã bị dì Phương “bán cái” cho con gái. Con gái dù rất bất mãn nhưng cũng không dám công khai cự tuyệt, chỉ có thể đúng hạn đưa cho bố mẹ khi thì 3 triệu, khi thì 5 triệu hàng tháng, coi như là tiền sinh hoạt hàng tháng. Nhưng thực chất dì Phương dùng tiền đó để trả số nợ hàng tháng mượn ngân hàng.
Sau đó, con gái lấy chồng và lập gia đình, gia đình chồng cho của hồi môn không tệ. Chẳng biết con trai nói thế nào mà dì Phương bảo con gái hãy lấy số tiền đó mua ô tô. Bà tỉ tê rằng con dâu đang mang thai đứa con thứ hai. Không có ô tô thì không thể di chuyển được. Khi đó, cô con gái rất tức giận, dì Phươn cũng thẳng thừng nói rằng món quà hồi môn cho người phụ nữ là của cha mẹ, đó là tấm lòng hiếu thảo của con gái đối với cha mẹ. Dù sao thì nếu không có cha mẹ nuôi nấng ăn học bấy lâu nay thì con gái làm gì có được ngày hôm nay.
Thấy bị đối xử không công bằng, cô con gái khóc và đưa tất cả số tiền hồi môn cho mẹ. Sau đó con gái cũng ít về thăm nhà bố mẹ đẻ hơn. Một thời gian sau, có quy hoạch mới, ngôi nhà của dì Phương bị phá bỏ, nhưng đền bù cũng hậu hĩ. Dì Phương quyết định giao hết cho con trai 300 triệu tiền đền bù, không bàn bạc với con gái. Sau đó vì không còn nhà nữa nên vợ chồng dì đến nhà con trai ở.
2. Mẹ yêu cầu con gái chu cấp tiền phẫu thuật
Con gái sau khi biết tin đã về nhà gây gổ với bố mẹ đẻ rất lâu. Người cha vốn thương con gái nên thuyết phục dì Phương có thể chia cho con một ít. Nhưng dì Phương cho rằng con gái đã có chồng, có gia đình rồi thì làm sao còn quan tâm đến nhà cửa, tài sản của gia đình.
Cô con gái tức giận, từ đó không gửi tiền về nữa. Sau đó cũng không nghe điện thoại của mẹ nữa. Dì Phương cho rằng con gái chỉ là nóng tính, một khi bố mẹ khóc lóc than phiền thì con gái bà sẽ lại mềm lòng.
Nhưng một ngày, dì Phương ra đường ngã trúng vũng nước, tưởng nhẹ mà thành nặng, phải nằm một chỗ vì cái chân bị gãy. Đi khám bác sĩ nói phải nhập viện mổ sớm, chí phí hơn 30 triệu. Gọi con gái không được, dì nhắn tin nói rằng mẹ đang cần vào viện, yêu cầu con gái phải hiếu thảo, gửi tiền để trả chi phí phẫu thuật. 30 giây sau, tin nhắn gửi đến lạnh lùng: “Chúng ta không còn là mẹ con nữa, hãy hỏi con trai yêu quý của mình”.
Dì Phương cũng cố gọi cho con gái nhiều lần nhưng các cuộc gọi đều bị dập máy. Cho đến một ngày đầu dây bên kia chỉ còn tiếng tít tít, thông báo số điện thoại này đã bị hủy, vĩnh viễn không sử dụng nữa.
Người mẹ có chút không thể tin được, con gái bà sao có thể tàn nhẫn như vậy, lại còn đổi số điện thoại di động, ngay cả cha mẹ cũng không muốn gặp mặt? Dì Phương rất buồn và cầu xin con trai trả tiền thuốc men cho mình trước. Con dâu cãi nhau một hồi, cuối cùng cũng chịu chi tiền.
Sau khi dì Phương bình phục và xuất viện, cô con dâu cho rằng bố mẹ chồng không giúp được gì, nên đã trực tiếp bảo chồng tiễn đi, tìm con gái hoặc thuê nhà ở ngoài. Nhưng con gái đã mất liên lạc, căn nhà của vợ chồng con trai cũng là do họ mượn nợ để mua, đến giờ vẫn chưa trả xong. Trước khi rời khỏi nhà con trai, dì Phương nói thẳng là sẽ không trả hộ mỗi tháng nữa mà cả hai phải tự lo. Con trai nghe xong thì tái mặt, bảo bố mẹ cứ ra ngoài đỡ vài ngày, con trai sẽ lựa lời nói vợi vợ đón bố mẹ về. Lúc họ đi xa vẫn còn nghe tiếng cãi nhau ỏm tỏi giữa con trai và con dâu.
Cũng may dì Phương còn một cô em gái sống một mình, rộng lòng cho anh chị ở nhờ vài ngày. Nghĩ cảnh mình sẽ sớm vô gia cư, đôi vợ chồng già không khỏi cảm thấy hối hận. Có lẽ hồi đó họ quá ích kỷ và đối xử không công bằng với con gái, nên bây giờ là cái giá phải trả: không nhà cửa, không đường về quê, không tìm được con gái, và con trai của họ thì không thể tin tưởng được nữa.