4 lời khuyên của vị thiền sư cô đọng cả một đời người, hiểu thì dễ nhưng làm mới khó

 Hiểu được 4 câu này không khó nhưng làm được mới khó. Hãy xem bạn lĩnh ngộ được bao nhiêu nhé!

4 lời khuyên của vị thiền sư cô đọng cả đời người

Có một chàng trai đang ở độ tuổi bồng bột, vì thế luôn có rất nhiều phiền não trong cuộc sống mà anh ta không thể tự mình lý giải được, thế nên đã đến chùa tìm một vị sư để học đạo.

Anh ta hỏi vị sư rằng:

“Xin hỏi làm thế nào mới có thể trở thành một người vừa có thể vừa tự mình vui vẻ lại vừa mang đến niềm vui cho người khác ạ?”

Vị sư nhìn khuôn mặt vẫn còn rất ngây thơ của anh ta, ông nghĩ thầm:

“Cậu bé này có thể dạy được, nhân cách không tồi.”

Rồi ông nghiêm túc trả lời:

“Ở tuổi của con mà lại có suy nghĩ như thế này là rất hiếm có. Có rất nhiều người trưởng thành lớn tuổi hơn con, nhưng lại không được như con, thậm chí có giải thích thế nào cho họ cũng không giúp họ hiểu được đạo lý quan trọng thật sự.”

Chàng trai chân thành lắng nghe và không hề có vẻ gì là đắc ý cả. Vị sư lại thầm khen ngợi, ông nói:

doi-nguoi

“Nếu con muốn làm được những điều mà con hằng mong muốn, chỉ cần ghi nhớ bốn câu nói này là được. Câu thứ nhất, xem mình là người khác. Con có thể nói thử xem con hiểu thế nào về câu nói này không?”. Chàng trai trả lời:

“Câu này có phải nghĩa là khi con buồn khổ, nếu xem mình là người khác, như vậy thì nỗi khổ của con sẽ giảm đi. Khi con quá vui vẻ, xem mình là người khác thì sự kích thích đó sẽ được trung hòa lại.”Vị sư nhẹ nhàng gật đầu và nói:

“Câu thứ hai, xem người khác là mình.” Nói xong, ông yên lặng chờ đợi chàng trai tự mình giải thích.

Chàng trai trầm ngâm một lúc rồi nói:

“Có phải là xem người khác là mình thì có thể cảm nhận được niềm vui hoặc nỗi buồn của người khác, hiểu được họ cần gì và giúp đỡ khi họ cần.”

Vị sư âm thầm khen ngợi, chỉ là ông không hề thể hiện ra mà lại nói tiếp:

“Câu thứ ba, xem người khác là người khác.”

Chàng trai nói:

“Có phải câu này có nghĩa là chúng ta phải tôn trọng sự độc lập của mỗi cá nhân, trong bất kì tình huống nào cũng không được can dự vào không gian riêng của người khác.”Vị sư nghe xong, ông lần tràng hạt:

“A Di Đà Phật. Con thật sự rất có duyên với cửa Phật. Ta sẽ nói cho con biết câu cuối cùng: Tự xem mình là mình.”

Chàng trai vừa nghe xong thì lập tức trả lời:

“Câu nói này có nghĩa là phải tôn trọng nội tâm của chính mình, không được để bị tác động bởi môi trường bên ngoài hoặc thành kiến của người khác, không bị làm phiền thì mới có thể sống là chính mình, có được sự tự do tự tại.”

Vị sư cười lớn:

“Quả nhiên là một chàng trai thông minh, chỉ vài lời mà con đã giải được những câu nói cô đọng về đời người của thầy. Chỉ là mấy câu này tuy hiểu thì rất dễ, nhưng con phải vận dụng vào thực tế cả đời đấy.”

Đời người ngắn ngủi, thử hỏi có gì đáng để ta tranh giành?

88

Một đời người ta rốt cuộc được bao lâu, không ai có thể đoán trước được.

Thời gian mấy chục năm, chúng ta chỉ có thể mặc cho số phận không ngừng đi về phía trước, bất cứ ai đều không cũng không thể đo ni đóng giày cho bản thân mình, duy chỉ có thể thuận theo tự nhiên mà thôi.

Không thể không nói rằng, con người ta sau khi đến một độ tuổi nhất định, tâm thái cũng sẽ thuận theo sự tăng trưởng của tuổi tác mà có những đổi thay.

Từ cái tuổi ấu niên trẻ người non dạ, thiếu niên cuồng vọng không chịu bị trói buộc, thanh niên theo đuổi ước mơ, đến tuổi trung niên bước vào ngưỡng cửa không bị mê hoặc. Cả một đời người đều không ngừng đổi thay, thân bất do kỷ.

Trước đây, một lời khen của người khác có thể khiến ta vui sướng rất lâu. Trong những bó hoa tươi và những tràng pháo tay mà quên mất bản thân mình, cứ mãi sống trong giấc mộng hư vô, không chịu tỉnh lại.

Trước đây, một khi có những lời không hợp ý, bản thân ngay lập tức sẽ tức giận vô cùng, tranh luận đến đỏ mặt tía tai, không phân cao thấp thì không chịu thôi.

Dần dà, thuận theo sự chuyển dịch của thời gian, đến một lúc, bản thân bất chợt nhận thấy mình thích cất những bước chân chậm rãi, thân tâm cũng đã điềm tĩnh hơn trước rất nhiều.

Dần dần cái tâm theo đuổi danh lợi cũng đã không còn mạnh mẽ như trước nữa. Bản thân cũng không còn quá hứng thú với những tràng pháo tay, những lời khen tặng, chỉ muốn được ở một mình, tận hưởng không gian yên tĩnh.

Những chuyện vặt vãnh ngày thường kia, nếu là trước đây, hễ nói chuyện không hợp nhau, liền tức giận đứng dậy bỏ đi. Còn giờ đây, những cuộc cãi vã vô nghĩa, cũng ngày càng ít đi.

Có nữ nhà văn từng cảm thán rằng: “Tôi không tranh cãi, và cũng không cần phải tranh giành với ai”.

Đúng vậy, con người ta khi đã đến một độ tuổi nhất định rồi, thì không còn cái tâm phân biệt, tâm đố kỵ, ngày tháng cũng ung dung lướt qua đầu ngón tay, không kinh không sợ, buông xuống hết thảy mọi trói buộc về tình cảm, bình tĩnh chậm rãi, điềm tĩnh như nước.

Tĩnh mà không loạn, tĩnh mà không tranh giành, bởi không tranh giành nên ít đi phiền não, có nhiều thêm ôn hòa nhã nhặn.

Khi mà cái tâm lắng dịu xuống, không muốn dày vò nữa. Khi đó hãy an tĩnh xuống, hãy là chính bản thân mình!

Trầm tĩnh ngồi lại, đọc một cuốn sách hay, nhâm nhi một tách trà, dành lại thời gian cho bản thân, quãng đời còn lại vốn chẳng dài lâu.

Thiện đãi bản thân mới là điều quan trọng nhất. Muốn làm cây cổ thụ, thì chớ so đo với bụi cỏ, đó là sự tu hành của bậc đại trí.

Min (TH)/Khoevadep