5 lực lượng không quân mạnh nhất thế giới vào năm 2030
Đến năm 2030, ưu thế ch.iếm lĩnh trên bầu trời sẽ thuộc về các quốc gia đầu tư mạnh mẽ về công nghệ, tài chính cho lực lượng không quân.
Theo National Interest, Mỹ, Nga và Vương quốc Anh chắc chắn sẽ có mặt trong bảng xếp hạng 5 lực lượng không quân mạnh nhất thế giới. Các quốc gia này tiếp tục chống lại một số kịch bản xung đột, từ các chi.ến dịch trên không khiêm tốn cho đến cuộc chi.ến toàn diện. Cả 3 quốc gia đều xem xét việc duy trì các lực lượng không quân lớn, hiện đại và có khả năng triển khai nhanh.
Trung Quốc sẽ là một cái tên mới trong danh sách này. Bắc Kinh đã và đang tập trung xây dựng sức mạnh không quân tương xứng với vị thế là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới.
Mỹ, Nga, Trung Quốc, Israel và Vương quốc Anh sẽ là những quốc gia có lực lượng không quân mạnh nhất thế giới vào năm 2030.
Không quân Mỹ (USAF)
Quân đội Mỹ có ba lực lượng không quân gồm không quân, không quân của hải quân và không quân của thủy quân lục chi.ến. Cho tới năm 2030, đây vẫn sẽ là lực lượng không quân mạnh nhất thế giới. Không chỉ bây giờ, đến năm 2030, họ vẫn sẽ là lực lượng không quân mạnh nhất hành tinh.
Vào năm 2030, không quân Mỹ sẽ điều khiển phi đội kế thừa 187 chiếc F-22 Raptor, cùng 178 tiêm kích F-15C với những gói nâng cấp radar và cảm biến hồng ngoại quan trọng.
Lực lượng này cũng mua thêm 1.763 tiêm kích đa nhiệm F-35A để thay thế tiêm kích F-16C và cường kích A-10. USAF cũng sẽ trẻ hóa một phần đội tàu chở dầu với 100 tàu KC-46 Pegasus. Máy bay né.m bo.m tàng hình thế hệ thứ 2 B-21 sẽ được sản xuất, với số lượng cuối cùng là khoảng 100 chiếc.
Trong thời gian này, hải quân Mỹ cũng sẽ được trang bị đại trà tiêm kích hạm F-35C và F/A-18E/F.
Máy bay không người lái thực hiện các nhiệm vụ thu thập tình báo, trinh sát, giám sát (ISR) và tiếp liệu trên không MQ-25 Stingray được biên chế sẽ giúp tăng phạm vi hoạt động cho các ch.iến đ.ấu cơ có người lái, trong khi trực thăng lai V-22 Osprey sẽ đảm nhận nhiệm vụ tiếp tế và liên lạc cho các tàu sân bay trên biển.
Không quân Trung Quốc
Các lực lượng không quân Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLAAF) và không quân của hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLANAF) của Trung Quốc sẽ thực sự đạt thời kỳ đỉnh cao trong năm 2030.
Tổng số máy bay giảm đi nhưng chất lượng máy bay, bao gồm ch.iến đ.ấu vơ Su-30, J-11, J-15 và J-10 tăng lên đáng kể. Để bắt kịp với Mỹ và các cường quốc quân sự khác, nhiều máy bay chi.ến đ.ấu thế hệ thứ 5 của Trung Quốc cũng đang được phát triển, cụ thể là J-20 và J-31.
Máy bay ch.iến đ.ấu chỉ là một phần trong kế hoạch hiện đại hoá của không quân Trung Quốc. PLAAF đang phát triển máy bay vận tải tầm xa bản địa đầu tiên Y-20 và dự kiến sẽ sở hữu khả năng tiếp cận toàn cầu vào năm 2030.
Trong khi đó, Trung Quốc cũng nỗ lực mở rộng đội máy bay hỗ trợ, bao gồm máy bay cảnh báo sớm và chở dầu trên không. Nhiều khả năng, Bắc Kinh sẽ tiếp tục xu hướng tăng số lượng và khả năng của máy bay trinh sát/giám sát, đặc biệt là với các máy bay không người lái như Divine Eagle.
Không quân Nga
Không quân Nga được hiện đại hoá toàn diện vào năm 2030. Ảnh minh hoạ: Getty
Đến năm 2030, rất có thể Nga sẽ có lực lượng không quân mạnh thứ hai thế giới sau Mỹ nếu như nền kinh tế của họ phục hồi, giá dầu và hàng hóa xuất khẩu tăng và phương Tây dỡ bỏ các biện pháp cấm vận.
Hai chương trình quan trọng nhất đối với không quân Nga là máy bay chi.ến đ.ấu PAK-FA và máy bay né.m bo.m chiế.n lược PAK-DA. Còn được gọi là T-50, PAK-FA là vũ khí cần thiết để có thể đối đầu với F-22 Raptor của Mỹ. Nga không thể dựa vào các máy bay kế thừa (MiG-29, Su-27/30/34) mãi.
Chương trình máy bay né.m bo.m chiế.n lược PAK-DA, được thiết kế để sản xuất máy bay né.m bo.m tàng hình, cận âm, có khả năng hạ.t nh.ân là cần thiết để thay thế máy bay né.m bo.m Tu-160 Blackjack và Tu-22M Backfire đã cũ.
Không quân Israel
Ngày nay, Không quân Israel sở hữu 58 máy bay chi.ến đ.ấu chi.ếm ưu thế trên không kiểu mẫu F15-A/C, 25 máy bay ch.iến đ.ấu tấ.n cô.ng F-15I và 312 tiêm kích đa năng F-16. Không quân Israel năm 2030 có thể sẽ tiếp tục là lực lượng mạnh nhất toàn khu vực Trung Đông.
Đến năm 2030, các tiêm kích F-15 của nước này sẽ đạt tuổi thọ hơn 40 năm và cần phải được thay thế. Do chương trình thay thế trực tiếp F-15C đã chấm dứt cùng với dự án sản xuất tiêm kích F-22 hồi 2011 nên Israel sẽ phải tăng tuổi thọ cho các tiêm kích này hoặc chuyển giao nhiệm vụ của chúng cho tiêm kích đa nhiệm F-35, ít ra là cho đến khi Mỹ phát triển thành công và sản xuất tiêm kích thế hệ 6.
Israel hiện đang lên kế hoạch cho hai phi đội F-35 vào năm 2021, với một phi đội thứ 3 được thành lập vào những năm 2020. Mặc dù khởi đầu tốt, đó sẽ chỉ là một phần tư của phi đội F-16 hiện tại.
Một phi đội gồm hai trăm chiếc F-35 trở lên cuối cùng cũng có thể được đưa vào hoạt động. Ngoài ra, lực lượng máy bay không người lái tinh vi thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ như tình báo/giám sát/trinh sát, trấn áp phòng không và tiếp nhiên liệu trên không trung cũng góp phần nâng cao sức mạnh toàn lực lượng.
Không quân Vương quốc Anh
Năm 2030, không quân và không quân của hải quân Hoàng gia Anh sẽ đạt sức mạnh cao nhất trong nhiều thập kỷ, với gần 300 ch.iến đấ.u cơ và có thể là lực lượng không quân đông đảo nhất ở Tây Âu.
Trong số đó có khoảng 160 tiêm kích ch.iếm ưu thế trên không Eurofighter Typhoon, được trang bị thêm các loại bom dẫn đường bằng laser và tê.n lử.a Brimstone.
Máy bay không người lái tàng hình tối mật trong chương trình Taranis sẽ được triển khai vào năm 2030 để sát cánh cùng các ch.iến đ.ấu cơ có người lái của nước này.
Máy bay phản lực tấ.n cô.ng Panavia Tornado GR4 sẽ được cho nghỉ hưu và thay thế bằng lực lượng 138 máy bay ch.iến đ.ấu tấ.n cô.ng chung F-35B, biến thể cất cánh và hạ cánh thẳng đứng của dòng máy bay đa quốc gia.
Những chiếc F-35B sẽ được cả không quân Hoàng gia và hải quân Hoàng gia Anh sử dụng, trang bị phần bổ sung cánh cố định trên các hàng không mẫu hạm mới HMS Queen Elizabeth và HMS Prince of Wales.