7 dấu hiệu nhận biết trẻ đang mắc phải những căn bệnh nguy hiểm, bố mẹ đừng xem thường
Những căn bệnh thường gặp bố mẹ chỉ nghĩ là bệnh vặt nên không mấy quan tâm cứ cho rằng uống thuốc sẽ hết, tuy nhiên có một số bệnh tiềm ẩn sự nguy hiểm rất khó lường.
Trẻ em được xem là nhóm người rất nhạy cảm dễ mắc phải các loại bệnh, bởi hệ miễn dịch chưa hoàn thiện cũng như sức đề kháng còn yếu ớt. Để tránh tình trạng con chậm phát triển do bệnh, bố mẹ nên cần xác định bệnh và tìm hướng điều trị hợp lí. Sau đây là những bệnh lý phổ biến ở trẻ em, tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu để bệnh kéo dài sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như sinh hoạt của trẻ.
Hen suyễn
Hen suyễn là một chứng bệnh mạn tính, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhiều người, kể cả trẻ em. Vì trẻ còn quá nhỏ nên việc chẩn đoán và điều trị hen suyễn không hề dễ dàng cho bác sĩ cũng như các bậc phụ huynh. Đây là căn bệnh di truyền, vì vậy, nếu có người trong gia đình mắc bệnh này, bạn nên thận trọng. Khi bị hen suyễn, bé có nguy cơ cao bị nghẹt thở nếu bị phản ứng dị ứng hoặc thậm chí cả khi khóc hay khi cười. Dù là bệnh mãn tính, nếu điều trị đúng, bệnh có thể không tái phát trong một thời gian dài. Dấu hiệu hen suyễn đặc trưng là khó thở, tiếng ho rít lên từ phổi.
(Ảnh: Baomoi)
Ho gà
Không phải bác sĩ nào cũng có thể chẩn đoán bệnh ho gà ở giai đoạn sớm để điều trị cho trẻ ngay từ đầu. Ngoài sốt, sổ mũi, biểu hiện rõ ràng nhất của bệnh là ho khan với âm thanh rít lên. Sau cơn ho dữ dội, trẻ có thể bị nôn. Hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt vì chỉ có xét nghiệm mới xác định bệnh chính xác.
Bệnh lao
Lao sơ nhiễm có thể xuất hiện ở trẻ em từ 0 đến 14 tuổi nhưng thường xảy ra khi trẻ dưới 5 tuổi và không tiêm phòng BCG. Những biến chứng tại chỗ và ở xa càng nặng nếu trẻ càng nhỏ tuổi. Bệnh thường không có triệu chứng hoặc triệu chứng thoáng qua như nóng sốt mệt mỏi, chán ăn. Nhiều trường hợp biểu hiện ở niêm mạc như hồng ban nốt nổi hai đến ba đợt viêm kết giác mạc. Triệu chứng lao sơ nhiễm mơ hồ như biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp nên khó chuẩn đoán và dễ bị sai sót. Trẻ có thể tự khỏi nếu bệnh tiến triển nhẹ và sức đề kháng của trẻ tốt.
Thông thường, khi bị nhiễm virus cảm lạnh, các triệu chứng giảm dần và biến mất sau một vài ngày. Nhưng nếu bị bệnh lao, căn bệnh này vẫn tiếp tục nặng thêm. Da trẻ trở nên nhợt nhạt và không cắt sốt trong thời gian dài. Khi trẻ bị ho, cơn ho còn kèm theo âm thanh khó chịu, có thể dẫn đến chuột rút.
(Ảnh: Lily)
Bệnh sởi
Bệnh sởi với những biến chứng có thể gặp là: viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, đôi khi viêm não sau sởi, đặc biệt ở trẻ em suy dinh dưỡng. Bệnh sởi thường bắt đầu với một cơn sốt khá nhẹ, kèm theo những triệu chứng như ho, chảy mũi, mắt đỏ và đau cổ họng. Khoảng 2, 3 ngày sau, đốm Koplik nổi lên, đốm này là dấu hiệu đặc biệt của bệnh sởi. Sau đó, bệnh nhân có thể bị sốt cao lên tới 104 hay 105 độ F (khoảng 40 độ C). Cùng lúc đó, những mảng đỏ nổi lên, thường là ở trên mặt, theo đường tóc và sau tai. Những vết đỏ hơi ngứa này có thể dấn lan xuống ngực, lưng và cuối cùng xuống tới đùi và bàn chân. Khoảng một tuần sau, những vết nhỏ này sẽ nhạt dần, vết nào xuất hiện trước sẽ hết trước. Sởi rất nguy hiểm vì các biến chứng của nó, vì vậy, bạn nên rất cẩn thận trong giai đoạn đầu của bệnh.
(Ảnh: ViCare)
Bệnh bạch hầu thanh quản
Bạch hầu là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, lây theo đường hô hấp, gây tổn thương chủ yếu ở vòm hầu, họng, thanh quản, mũi, đôi khi ở da và các vùng niêm mạc khác… Đặc điểm nổi bật của bệnh là có những màng giả xuất hiện ở chỗ nhiễm khuẩn. Bệnh có thể bắt đầu với cảm lạnh thông thường. Khi một đứa trẻ bị cảm lạnh, virus xâm nhập vào đường hô hấp, làm cho cổ họng sưng lên. Vết sưng ở cổ họng khiến trẻ ho. Tiếng ho của trẻ khàn, hơi thở to và nặng. Khi bị bạch hầu thanh quản, đường hô hấp bị chặn và có nguy cơ nghẹt thở, dẫn đến tử vong nếu không sơ cứu kịp thời.
Viêm họng
Viêm họng cấp thường khởi phát đột ngột, sốt cao 39 – 40oC, ho, sốt, nghẹt mũi (1 hoặc 2 bên mũi), đau rát họng, quấy khóc nhiều, bỏ ăn, bú ít. Với trẻ nhỏ, khi viêm họng cấp mà bị sốt cao rất có thể bị co giật. Các trẻ lớn đã biết nói có thể sẽ kêu với bố mẹ là đau đầu, đau họng (nuốt đau), nghẹt mũi, ù tai, rát họng. Một số trẻ kêu bị đau nhức trong tai, kèm theo đó là chảy nước mũi nhầy, tiếng nói khàn nhẹ và ho khan, trẻ mệt mỏi, môi khô, lưỡi bẩn. Nếu sờ vào vùng cơ ức đòn chũm, góc hàm có thể thấy xuất hiện viêm tấy hạch và đau.
(Ảnh: Suckhoecuabe)
Viêm họng cấp nếu không được điều trị thì có thể kéo dài từ 7 – 10 ngày và rất dễ gây biến chứng như viêm amiđan, viêm tai, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm hạch mủ, VA quá phát (trẻ nhỏ) và nguy hiểm nhất là nhiễm khuẩn huyết. Lúc này, kháng sinh là cách hiệu quả giúp giảm viêm họng cho bé. Dấu hiệu viêm họng: amiđan giãn rộng, xuất hiện màng trắng ở lưỡi và miệng, đau sưng mắt, sốt trên 37,5 độ C, khó nuốt, cơ thể mệt mỏi.
Tiêu chảy cấp
Bệnh này là sự kết hợp các dấu hiệu của vấn đề rối loạn tiêu hóa và cảm lạnh. Bệnh có thể lây nhiễm nếu bạn tiếp xúc với người bệnh hoặc ăn uống chung thực phẩm của người bệnh. Cơ thể thường mất nhiều nước do đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy. Đó là lý do tại sao điều đầu tiên mà cha mẹ nên làm là cho trẻ uống nhiều nước, nhưng với số lượng nhỏ, khoảng 3-5 phút một thìa nước.
Ảnh: Knews
Trẻ em khi sinh ra hoặc trong quá trình lớn lên bị mắc các bệnh mãn tính gây ra nhiều ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sinh hoạt. Những bệnh này có thể được khắc phục nếu phát hiện sớm và can thiệp kịp thời sẽ mang lại cuộc sống bình thường cho trẻ. Vì thế các bạn nên hết sức lưu ý nhé!
Thủy Nguyễn – Theo thethaovanhoa.vn