Chế độ dinh dưỡng từng tháng thai kỳ, mẹ nắm kỹ không lỡ m.ất cơ hội tăng trưởng vàng của bé

Chế độ dinh dưỡng của mẹ luôn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của thai nhi, chính vì thế mẹ duy trì được chế độ dinh dưỡng tốt đồng nghĩa với việc con sẽ phát triển khỏe mạnh hơn.

Chăm sóc thai nhi trong suốt 9 tháng thai kỳ là ưu tiên hàng đầu và quan trọng bậc nhất đối với các bà mẹ mang thai. Vì vậy, thai phụ cần phải chuẩn bị tâm lý cho những thay đổi đáng kể sẽ phải đối mặt. Nội tiết tố gia tăng nhanh chóng, dẫn đến những triệu chứng gây khó chịu, mệt mỏi và thậm chí gây kiệt sức. Trong khi đó, thai nhi đang ở giai đoạn hình thành các cơ quan quan trọng và cần đủ dinh dưỡng phát triển tối ưu. Để tránh nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai, làm hạn chế các yếu tố tăng trưởng của bé, mẹ cần có một
chế độ dinh dưỡng xuyên suốt trong từng tháng, từng giai đoạn của thai kỳ.

Chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng đầu thai kỳ

Trong 3 tháng đầu, chưa cần thiết phải tẩm bổ quá nhiều mà quan trọng nhất vẫn là cung cấp đủ vi chất. Đây là những nguyên tắc để mẹ bầu đảm bảo 3 tháng đầu suôn sẻ, tránh nguy cơ dị tật, sẩy thai:

Bổ sung 4 nhóm chất: bột, đạm, béo và vitamin bằng những bữa ăn cân bằng dinh dưỡng.

Nếu nhu cầu năng lượng của bạn cao hơn, có thể tăng thêm món cho bữa ăn nhưng cũng cần đảm bảo nhóm chất lành mạnh, không làm bạn tăng cân quá nhiều.

Nếu bà bầu nằm trong số thai phụ gầy yếu, nhẹ cân thì cần phải cố gắng ăn nhiều hơn các chất bổ dưỡng, trong đó bao gồm cả những dưỡng chất giàu đạm và protein để bù lại sự thiếu hụt dinh dưỡng của cơ thể.

Ngoài việc cần bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ thì bà bầu cũng cần uống nhiều nước, lượng nước tối thiểu khoảng 1,5 lít/ ngày. Các bữa ăn trong ngày cũng cần chia nhỏ để tiêu hóa tốt hơn và tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng cho thai nhi. Thông thường ăn 3 bữa 1 ngày thì khi mang thai mẹ nên chia nhỏ thành 6-8 bữa. Làm vậy sẽ tránh được tình trạng dồn thức ăn quá nhiều một lúc gây nôn ói sau bữa ăn và khiến thai nhi thiếu hụt dinh dưỡng.

Kết quả hình ảnh cho Chế độ dinh dưỡng từng tháng thai kỳ, mẹ nắm kỹ không lỡ m.ất cơ hội tăng trưởng vàng của bé

Chế độ ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ: Giai đoạn này các mô tế bào rất cần protein. Thai phụ nên ăn nhiều th.ịt đỏ và các loại rau củ giàu protein thực vật. Ngoài ra các chất khác rất quan trọng trong giai đoạn này bao gồm:

Canxi: Có trong các loại thực phẩm như sữa, phô mai, đậu hũ, các loại rau lá xanh, cá…

Axit folic: Có trong các loại thực phẩm như cam, rau lá xanh thẫm,

Sắt: Có trong các loại thực phẩm như g.an, huy.ết, th.ịt đỏ, lòng đỏ trứng, rau lá xanh

Kẽm: Có trong các loại thực phẩm như hải sản, động vật có vỏ, nấm, hạt, ngũ cốc nguyên hạt

Iốt: Có trong các loại thực phẩm như hải sản, rong biển, muối i-ốt…

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ mang thai 3 tháng giữa

3 tháng giữa thai kỳ là giai đoạn hình thành các cơ quan bên trong cơ thể thai nhi. Đặc biệt từ đầu tuần thứ 14 đến tuần thứ 27, thai nhi tăng cân rất nhanh. Thai nhi có thể gấp 2-3 lần kích thước so với ban đầu. Người mẹ lúc này có thể nặng khoảng 5-6 kg, tương đương tăng từ 0,5 kg/tuần.

Nếu như trước đó, thai nhi chủ yếu nuốt nước ối mỗi ngày để hấp thu dinh dưỡng thì đến giai đoạn này, bé bắt đầu cảm nhận được mùi vị của thức ăn. Cũng trong thời gian này thai nhi sẽ nhận được nguồn dinh dưỡng và oxy từ mẹ truyền qua nhau thai và dây rốn. Vì vậy, ăn uống cân bằng và đủ chất lúc này sẽ rất có lợi cho cả quá trình hình thành và phát triển của thai nhi.

Kết quả hình ảnh cho Chế độ dinh dưỡng từng tháng thai kỳ, mẹ nắm kỹ không lỡ m.ất cơ hội tăng trưởng vàng của bé

Th.ịt, sữa, cá, ngũ cốc nguyên hạt, quả hạt cứng tiếp tục là nguồn thực phẩm quan trọng bà bầu cần bổ sung trong giai đoạn này. Ngoài ra thai nhi cũng rất cần các loại vitamin sau:

Vitamin A: Có trong sữa và các sản phẩm từ sữa, lòng đỏ trứng, khoai tây, súp lơ, cà rốt, bắp cải…

Vitamin C: Có trong các loại trái cây như bưởi, cam, ổi, đu đủ, cà chua,…

Vitamin D: Có trong các thực phẩm như cá, gan cá, sữa, sữa chua, lòng đỏ trứng…

Beta carotene: Cà rốt, bông cải xanh, bí ngô,…

Chế độ ăn uống trong 3 tháng cuối thai kỳ

3 tháng cuối là giai đoạn nước rút, không còn nhiều thời gian để mẹ có thể chần chừ thêm nữa trong chuyện bổ sung dưỡng chất từ thực phẩm. Cả canxi và sắt đều rất cần được bổ sung nhiều hơn trong giai đoạn này để tăng cường phát triển khung xương chắc khỏe cho thai nhi. Bên cạnh đó, chất béo, DHA và vitamin E cũng rất cần thiết để thai nhi đạt được tốc độ tăng trưởng tối ưu:

Omega-3 Omega-6: Có trong các loại thực phẩm như dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu ngô,…

DHA: Có trong các loại thực phẩm như cá, tảo bẹ biển, hạnh nhân, cá mòi, cá ngừ,…

ARS hữu cơ: Có trong các loại th.ịt, đậu,…

Vitamin E: Mầm lúa mì, lòng đỏ trứng, ngũ cốc, đậu, canxi: sữa, Krzysztof đậu hũ, rau xanh, cá, thép: gan. Th.ịt đỏ, lòng đỏ trứng, rau lá xanh.

Trong thời gian mang thai, chế độ ăn uống của người mẹ khác với những người phụ nữ bình thường khác. Chẳng hạn như cần thêm canxi cho thai nhi sử dụng để hình thành khung xương chắc khỏe. Hoặc cần thêm folate, một dưỡng chất có vai trò rất đặc biệt trong sự phát triển hệ thần kinh và trí não thai nhi. Hay sẽ phải cần thêm các loại vitamin và khoáng chất để bé có thể sử dụng cho quá trình hình thành tế bào thần kinh, não bộ và cột sống. Do đó trong suốt các giai đoạn của thai kỳ, người mẹ cần phải chú ý nhiều đến chế độ dinh dưỡng của mình và xem đó là trách nhiệm của mình với đứa con trong bụng.

Theo WTT