Khi ‘Cánh tay thần c.h.ế.t’ vào cuộc: Bộ tham mưu rời đi
Cơ chế phản đòn hạt nhân của hệ thống Perimeter, tức ‘Bàn tay Thần c.h.ế.t’ khiến các đối thủ không bao giờ dám động đến Nga.
Còn bây giờ chúng ta sẽ bàn về thành tố mặt đất của Lực lượng kiềm chế hạt nhân của chúng ta. Trước hết phải nói đến các tổ hợp tên lửa cơ động mặt đất “Topol-M” và “Yars”.
Từ thời điểm hệ thống trinh sát vũ trụ (Mỹ) phát hiện được chúng (“Topol-M” và “Yars”) đến thời điểm tên lửa đạn đạo tầm trung Mỹ chiếm lĩnh xong trận địa phóng, với tốc độ hành quân 30-40km/h thì các tổ hợp phóng cơ động nói trên (của Nga) đã đi được quãng đường 60 đến 120km, và như vậy, cự ly đó sẽ lớn hơn nhiều đường kính khu vực mà đầu tự dẫn của tên lửa đạn đạo tầm trung Mỹ có thể phủ sóng (tức các tổ hợp trên đã nằm ngoài khu vực phủ sóng của dầu tự dẫn để dẫn tên lửa tấn công tiêu diệt-ND).
Thêm nữa, các con đường trên tuyến di chuyển của các tổ hợp cần phải đảm bảo tất cả các yêu cầu kỹ thuật khắt khe nhất định để đảm bảo cho các tổ hợp này di chuyển.
Chính vì vậy mà cần phải chuẩn bị môt mạng lưới các tuyến di chuyển khác (dự bị) để sử dụng trong thời chiến. Tôi không hề nghi ngờ gì là các công việc trên đã được hoàn thành.
Tuy nhiên, các tổ hợp cơ động này chỉ mang các tên lửa hạng nhẹ. Những tên lửa hạng nặng như R-36UTTKH và “Sarmat” đang được chế tạo, nếu căn cứ vào những nguồn thông tin công khai, thì chúng chỉ có các phiên bản phóng từ hầm phóng. Và vì thế nên chúng rất dễ bị tổn thương trước các tên lửa tầm trung Mỹ.
Giải pháp ở đây cần phải là một giải pháp kép. Thứ nhất- tăng cường đáng kể lực lượng phòng chống tên lửa . Có thể làm điều này bằng cách sử dụng hệ thống phòng thủ bảo vệ mục tiêu được trang bị các tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại nhất có khả năng bắn hạ các tên lửa có cánh và đầu tác chiến của tên lửa đạn đạo mà không cần dữ liệu chỉ mục tiêu từ các nguồn bên ngoài.
Thứ hai- bố trí tại những khu vực có hầm phóng các phương tiện tác chiến điện tử có khả năng loại khỏi vòng chiến (làm mù) các đầu tự dẫn, các thiết bị đo cao của tên lửa và các đầu tác chiến.
Một thành phần quan trọng nữa của lực lượng phòng thủ những khu vực bố trí hầm phóng có thể là hệ thống tác chiến điện tử chế áp hoạt động của hệ thống dẫn đường vũ trụ Mỹ, trong đó có cả hệ thống dẫn đường vệ tinh “NAvstar”.
Do các biến thể tên lửa có cánh mới nhất của Mỹ sử dụng hệ thống dẫn đường vũ trụ “Navstar” để hiệu chỉnh đường bay, nên các phương tiện tác chiến điện tử của Nga có thể “dẫn” một số lượng tương đối lớn các tên lửa có cánh Mỹ bay “trệch” các trân địa tên lửa cố định của các lực lượng kiềm chế hạt nhân Nga.
Phà chiến lược
Song song việc xây dựng hệ thống bảo vệ các hầm phóng, dù sao cũng cần phải chủ ý đến nhiệm vụ xây dựng một lực lượng các tên lửa chiến lược hạng nặng và hạng trung có khả năng cơ động. Khôi phục lại các đoàn tàu tên lửa cần phải trở thành một nhiệm vụ ưu tiên trên hướng này.
Như đã biết, cùng với hệ thống đường sắt, đất nước chúng ta (Nga) còn có một mạng lưới đường sông rất phát triển. Lượng giãn nước của các tàu lớp sông- biển tương đối lớn, hoàn toàn có thể sử dụng chúng để bố trí từ 2 đến 4 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa hạng nặng cùng hệ thống điều khiển- liên lạc và các phương tiện tự bảo vệ (phòng thủ) kèm theo.
Tốc độ di chuyển khoảng 20-30km/h (của các tàu này) đảm bảo cho chúng độ bền vững tác chiến cần thiết trước các đòn tấn công thậm chí của cả các tên lửa đạn đạo tầm trung, chứ chưa nói tới các tên lửa có cánh. Dĩ nhiên, chắc chắn cùng với đó sẽ phát sinh một số vấn đề, trong đó có vấn đề về khả năng hoạt động (của các tàu này) trong điều kiện mặt sông đóng băng.
Nhưng những khó khăn này có thể được giải quyết bằng cách đóng các tàu thuộc những lớp thích hợp, lựa chọn khu vực cơ động tùy thuộc vào khoảng thời gian (các mùa) trong năm.
“Nên bố sung thêm cho hệ thống chỉ huy –điều khiển (cấp chiến lược) một tổ hợp kiểu “Perimetr” nhưng có khả năng cơ động và có nhiều chức năng hơn”
Điểm yếu của tên lửa có cánh tầm trung- đó là tốc độ thấp và đối phương không có khả năng bảo vệ các tên lửa này khi chúng bay trên lãnh thổ nước ta. Nhân tố quan trọng nhất đảm bảo độ bền tác chiến của chúng (các tên lửa có cánh-ND),- đó là khả năng giữ bí mật do bay ở độ cao thấp hoặc cực thấp và bay tránh các khu vực có các hệ thống phòng không kiểm soát và những khu vực nằm trong tầm quan sát và phát hiện của các hệ thống radar mặt đất.
Nếu phát hiện đúng lúc các tên lửa có cánh tầm trung, thì như kinh nghiệm tại Syria cho thấy, có thể dễ dàng bắn hạ chúng) bằng các phương tiện phòng không. Phương tiện duy nhất cho phép phát hiện các tên lửa có cánh trên một khu vực lãnh thổ rộng lớn,- đó là các máy bay AWACS.
Chúng ta (Nga) đã có máy bay AWACS là A-50 với các biến thế khác nhau và sẽ sớm có máy bay AWCS hiện đại hơn là A-100. Tuy nhiên, số lượng máy bay AWACS của Nga rõ ràng là không đủ (để thực hiện nhiệm vụ trên).
Theo Báo Đất Việt