Tiết lộ quá khứ của ông Đặng Lê Nguyên Vũ, ‘vén màn’ sự thật không phải ai cũng biết
Quá khứ của ông Đặng Lê Nguyên Vũ khiến nhiều người ngờ ngàng, ‘vén màn’ sự thật không phải ai cũng biết trước khi trở thành ‘ông vua cà phê’ như hiện tại.
Đặng Lê Nguyên Vũ sinh ra và lớn lên tại Nha Trang, Khánh Hòa trong gia đình nông dân nghèo. Sau một khoảng thời gian, cả gia đình chuyển đến sinh sống ở huyện miền núi M’drak, tỉnh Đắc Lắk. Tuổi thơ của doanh nhân sinh năm 1971 này gắn liền với những ngày bẻ ngô, chăm lợn, làm thuê phụ hồ và đi bộ tới trường suốt 9 năm trời trên con đường đất đỏ dài 15 km.
Tình cảnh gia đình ông Đặng Lê Nguyên Vũ khốn khó tới đỉnh điểm khi ông lên 10 tuổi, cả nhà không thể chạy nổi 2 triệu đồng để lo cho người cha đang lâm bệnh trọng. Chính từ đây, khao khát làm giàu, thoát khỏi nghèo khó được hình thành trong ông.
Năm 1992, ông Vũ đỗ khoa Y học Đại học Tây Nguyên bằng thành tích học tập xuất sắc của mình nhưng cái đói nghèo vẫn không buông tha. Ông từa chia sẻ về hoàn cảnh cơ cực của gia đình:
“Tôi luôn hình dung lại được cảnh mẹ tôi nặng nhọc bưng từng chồng gạch, hay tất tả chạy ra ruộng rau lang hái đọt non đem bán kiếm miếng ăn cho cả nhà. Mẹ tôi nghĩ cuộc sống nghèo khổ của gia đình chúng tôi là số mệnh ở trời. Mỗi lần tôi về thăm nhà thì mẹ tôi vừa vui vừa lo. Vui vì có con trai về thăm nhà và lo vì khi tôi rời nhà, bà cụ phải chạy vạy một hai trăm ngàn cho tôi làm lộ phí đến trường”.
Đặng Lê Nguyên Vũ từng làm rất nhiều nghề để trang trải cho cuộc sống và việc học. Tuy nhiên, càng về sau ông nhận ra nghề y không phải con đường để gia đình ông có cuộc sống dư dả bớt nghèo đói hơn. Tới năm 3 Đại học, ông Vũ quyết định bỏ ngang và vào TP.HCM lập nghiệp.
Tuy vậy, người chú ở TP.HCM đã thuyết phục ông quay lại Đắk Lắk hoàn tất việc học, đồng thời hứa sẽ giúp cháu vào TP.HCM làm ăn. Nghe theo lời khuyên của chú, ông Vũ quyết định quay trở lại giảng đường đai học, hoàn thành việc học dồng thời lên kế hoạch về con đường vượt lên số phận của riêng minh.
Ít người biết rằng, ông Đặng Lê Nguyên Vũ thường bị bạn bè coi là kẻ “khùng hạng nặng” khi có những suy nghĩ khác thường. Lúc ấy, chỉ có những người bạn cùng phòng chung chí hướng mới thấu hiệu được trăn trở của ông. Về sau, họ dã cùng ông khởi nghiệp và bắt đầu trải qua chuỗi ngày khốn khó vất vả với những thất bại đầu tiên.
Tại quê hương của ông, dù hạt cà phê là đặc sản, nhưng những người làm ra hạt cà phê chưa bao giờ hết vất vả, khổ cực. Chính vì vậy, ông Vũ trăng trở rất nhiều để co thể phát triển hạt vàng của vùng đất đỏ.
Từ đó, Đặng Lê Nguyên Vũ có ý tưởng kinh doanh đầy khôn khéo và sáng tạo, đó là: Làm mô hình cụm ngành cà phê quốc gia và mô hình nông thông tích hợp liên hoàn tại nhà máy cà phê Trung Nguyên ở Đắk Lắk. Đây là một mô hình kinh doanh khá mới mẻ tại Việt Nam thời đó, nhất là trong thời kỳ mà cà phê Việt vẫn đang chật vật tìm chỗ đứng trên thị trường.
Lần đầu, ông Vũ cùng 3 người bạn cũng đã thất liên tục từ khi vừa khởi nghiệp. Lần đầu tiên, nhóm bạn góp tiền vào mở lò rang xay cà phê, nhưng đúng ngày khai trương lò rang xay đã bị phía chủ nhà trọ dẹp bỏ. Sau đó, họ cùng nhau chuyển lò rang xay cà phê đi nơi khác. Tuy nhiên, vì sợ hỏa hoạn, hàng xóm khu vực mới này cũng đi báo công an, và công cuộc khởi nghiệp thất bại lần 2.
Không bỏ cuộc sau 2 lần thất bại, những người bạn vẫn nhận rang xay một vài kí lô, rồi đóng gói và đem bán cho các mối lẻ. Những gói cà phê mang thương hiệu Trung Nguyên với biểu tượng ngày đó là mũi tên chĩa thẳng lên trời được nhiều người chú ý tới.
Vào năm 1996, một cột mốc quan trọng trong sự phát triển của cả tập đoàn Trung Nguyên sau này chính là “Hãng cà phê Trung Nguyên” khai trương bảng hiệu ở cây số 3, thành phố Buôn Ma Thuột. Như lời ông Vũ từng chia sẻ, gọi là “hãng” cho oai chứ cái “tổng hành dinh” lúc đó “ọp ẹp phát khiếp”, toàn bộ bảng hiệu đều do họ tự vẽ tự sơn, khách hàng cũng chỉ là mấy sinh viên cùng trường lớp tới ủng hộ.
Sau đó, nhóm bạn quyết tâm sẽ mở thêm điểm kinh doanh ở miền Tây, tạo bàn đạp tiến về thị trường Sài Gòn. Họ tìm được một đối tác ở Long xuyên để mở lò rang xay, chế biên, phân phối cà phê tại miền Tây. Tuy nhiên vì tư tưởng khác biệt, phương thức kinh doanh khác nhau nên sự hợp tác này chỉ kéo dài được vài tháng.
Cùng lúc ấy, việc buôn bán tại Buôn Ma Thuột gặp bế tắc, vốn đang cạn kiệt, chỉ có thể duy trì để tồn tại từng ngày. Nhưng rất may mắn, một người bạn đã đồng ý cho ông Vũ mượn chiếc xe Dream, tài sản quý giá vào thời điểm đó để họ đem bán và lấy tiền duy trì sự nghiệp. Thậm chí họ cũng nói rõ với anh bạn này, nếu cho mượn thì coi như mất, trừ khi thành công sẽ trả lại sau. Nhưng người bạn nhiệt tình vẫn gật đầu đồng ý.
“Bây giờ tôi có thể đủ sức mua cả ngàn chiếc xe Dream nhưng vẫn không có chiếc xe nào quý giá bằng chiếc xe tình bạn của chúng tôi ngày đó. Có tình bạn vô giá đó tôi mới có được ngày hôm nay”, ông Đặng Lê Nguyên Vũ từng chia sẻ với Nhịp Sống Kinh Tế.
Dấu mốc quan trọng để Trung Nguyên vương lên trở thành thương hiệu cà phê hàng đầu Việt Nam là vào năm 1998. Ông Vũ mở quán cà phê đầu tiên ở thành phố Hồ Chí Minh theo đuổi kinh doanh cà phê nhượng quyền thương hiệu. Mặc dù theo đuổi mô hình nhượng quyền, nhưng ông vẫn khẳng định mục tiêu cốt lõi của Trung Nguyên là tính đồng nhất dù thưởng thức cà phê ở bất cứ đâu, hương vị cũng vẫn sẽ vẹn toàn.
Đặng Lê Nguyên Vũ đã có một nước đi khôn ngoan khi bán miễn phí cà phê trong vòng 10 ngày. Khách truyền tai nhau đổ tới uống thử rất đông, dần khẳng định hình ảnh của mình trong lòng khách hàng. Đó là một nơi mà khách hàng có thể được thử nhiều loại cà phê khác nhau, dần hình thành nên cách “thưởng thức cà phê Trung Nguyên”.
Vào năm 2003, Đặng Lê Nguyên Vũ cùng Trung Nguyên đã tạo ra cú nổ cùng dòng sản phẩm cà phê G7. Đây là một bước phát triển mới của cà phê Trung Nguyên, giúp củng cố và nâng cao thị phần trong thị trường cà phê Việt và vươn tầm quốc tế. Dần dần, tên tuổi và hãng cà phê của ông được nhiều người biết đến. Cà phê Trung Nguyên đã có mặt tại hơn 60 quốc gia trên thế giới với hàng nghìn cửa hàng nhượng quyền.
Chỉ trong vòng đúng 10 năm, Trung Nguyên đã trỗi dậy mạnh mẽ với 6 công ty thành viên bao gồm: Công ty cổ phần Trung Nguyên, Công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên, Công ty TNHH cà phê Trung Nguyên, Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ G7 và Công ty liên doanh Vietnam Global Gateway (VGG) với các ngành nghề chính thức bao gồm: sản xuất, chế biến, kinh doanh trà, cà phê; nhượng quyền thương hiệu và dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện đại.
Có thể nói, sự vươn lên mạnh mẽ của ông Đặng Lê Nguyên Vũ cùng cà phê Trung Nguyên là kì tích và là nguồn cảm hứng của rất bạn trẻ hiện nay đang và muốn lập nghiệp.