Tốt nghiệp Tiến sĩ ở Châu Âu, thanh niên 30t về nước tưởng vinh hiển nhưng lại nhập viện tâm thần
Một tiến sĩ đi du học Châu Âu quay trở về nước lập nghiệp. Điều đương nhiên tất cả mọi người đều cho rằng cánh cửa tương lai đang rộng mở với chàng thanh niên tài bà, có ý chí. Rồi anh sẽ thành tài, sẽ giàu có, sẽ cống hiến cho đất nước, cho xã hội tất cả tài năng và trí lực của mình….
Vậy nhưng, thực tế lại không xảy ra như vậy!
“Khi tôi hỏi em muốn có một tương lai của tiến sĩ hay chọn chơi game, cậu ấy thờ thẫn nói rằng chỉ cần game, muốn hòa mình vào thế giới ảo”, bác sĩ Trần Thị Hồng Thu, Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương (Hà Nội) cho biết khi nói về một ‘bệnh nhân’ là tiến sĩ mà mình đang điều trị.
Anh này là N.T.T (nam, 30 tuổi, trú tại Hà Nội).
Ảnh: VNN
Anh vốn đã tốt nghiệp tiến sĩ ở châu Âu, tuy nhiên khi về nước lập nghiệp, do làm việc căng thẳng, áp lực, anh bắt đầu tìm tới các trò chơi điện tử. Ban đầu, anh chỉ chơi để giảm căng thăng nhưng dần dần rơi vào tình trạng ‘không thể dứt ra được’.
Từ một tiến sĩ xuất sắc, anh trở thành người liên tục bị khiển trách trong công việc. Do liên tục không hoàn thành các công việc được giao, anh bị điều chuyển nhiều công việc khác nhau và đều thất bại trong công việc. Càng chán trường, anh lại càng lao đầu vào chơi game nhiều hơn.
Thời gian đầu, anh T. chơi 1-2 tiếng mỗi ngày sau đó tăng lên 5 tiếng. Nếu không chơi game, anh sẽ cảm thấy buồn bực, không muốn làm gì, tâm lý thất thường hay quát mắng người thân nếu bị ngăn không cho chơi.
Cũng kể từ đây, anh ít giao tiếp với bạn bè, kể cả người thân. Theo gia đình của anh T. chia sẻ, 3 năm qua, anh quên ăn quên ngủ, sút cân nhanh, đi lại không vững, lúc nào cũng muốn một mình chơi game, không có nhu cầu giao tiếp với mọi người trong gia đình.
Ảnh: DSD
Khi vào viện vào bệnh viện khám chữa vì ‘nghiện game’, anh Tiến sĩ này còn mang theo máy tính chứng tỏ hội chứng nghiện game rất nặng.
Theo bác sĩ Thu, nghiện game ảnh hưởng tới khả năng làm việc, lao đông, sức khỏe tinh thần cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Với những người tiềm ẩn sẵn bệnh tâm thần, việc lạm dụng game được coi là nút kích hoạt khiến cho bệnh xuất hiện và nặng lên.
Bác sĩ nhận định, với trường hợp này, việc cai nghiện game rất khó vì phải tách khỏi máy tính nhưng điều khó khăn nhất ở đây là bệnh nhân đã trưởng thành chứ không còn là một đứa trẻ nên cha mẹ cũng không thể ngăn cấm.
Nói về những người trẻ hiện nay đang rơi vào tình trạng nghiện game cũng như các trò vui trên thiết bị điện tử, bác sĩ cho biết: Người bệnh có thể có những hành vi, thái độ tiêu cực, xu hướng bắt chước nội dung tiêu cực và có các triệu chứng lo âu, trầm cảm. Các trường hợp này nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh còn có thể có hành vi tự kết thúc cuộc sống của chính mình.
Vậy là bao nhiêu công lao, tiền bạc, thời gian dành cho học tập nỗ lực của anh và bố mẹ đã không thể có ngày ‘hái quả ngọt’.
Một người đi du học Châu Âu và đạt học vị Tiến sĩ chắc chắn cũng là một thanh niên ưu tú, tài ba một thời. Vậy nhưng chỉ vì rơi vào vòng cuốn chơi game mà giờ đây như ‘thân tàn ma dại’, không những không thể thành đạt trong cuộc sống mà còn mang bệnh trong người, cần phải có người bên cạnh chăm sóc, phục vụ.
Mong là người thanh niên này sẽ sớm có kết quả điều trị tốt để quay lại với cuộc sống bình thường như những người khác, rồi từ từ đi lên bằng khả năng vốn có của mình.
Đây cũng là hồi chuông cảnh báo cho tất cả những người khác, nhất là những bạn trẻ đang bị cuốn vào vòng xoáy của trò chơi điện tử, đừng để mất đi tương lai bằng những điều không đáng!