Ai bạo tay chi gần 1 tỷ USD mua xe tăng đắt nhất châu Á?
Câu trả lời là Oman – quốc gia giàu có về dầu mỏ ở Trung Đông đã trở thành nước đầu tiên trên thế giới mua xe tăng đắt nhất châu Á – K2 Black Panther do Hàn Quốc sản xuất với tổng trị giá lên tới 8,5 triệu USD/chiếc.
Theo Pulse News, Công ty Hyundai Rotem đã chính thức giành được hợp đồng trị giá 884,6 triệu USD cung cấp 76 xe tăng K2 Black Panther cho Quân đội Hoàng gia Oman. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Đây được xem là hợp đồng đầu tiên liên quan tới xe tăng của công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc và cũng là thương vụ đầu tiên của dòng xe tăng đắt nhất châu Á này. Mỗi chiếc K2 Black Panther ước tính có giá lên tới 8,5 triệu USD/chiếc. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Theo các nguồn tin công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc, tháng 7/2018, Hyundai Rotem đã thực hiện thử nghiệm phiên bản sa mạc của K2 Black Panther ở Oman. Phiên bản nâng cấp này được sơn màu vàng sa mạc, trang bị ô che nắng ở trên nóc tháp pháo, ngoài ra còn được bổ sung hệ thống điều hòa nhiệt độ ở bên phải tháp pháo. Nguồn ảnh: Army Recognition.
Ngoài các thay đổi cho phép K2 Black Panther hoạt động ở khí hậu nhiệt đới sa mạc, phiên bản này khả năng cao sẽ không khác mấy những chiếc K2 đang hoạt động trong Quân đội Hàn Quốc. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Ví dụ như giáp trụ của xe tăng K2 vẫn sử dụng vật liệu composite và có thể bổ sung thêm các block giáp phản ứng nổ cho phép giáp trước đủ sức kháng chịu được đạn xuyên giáp APFSDS 120mm L55. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Ngoài ra, nó có thể vẫn được trang bị hệ thống phòng ngự chế áp “mềm” với hệ thống cảnh báo phát hiện tên lửa, lựu đạn khói có thể vô hiệu hóa hệ thống dẫn đường hồng ngoại, radar, quang học của tên lửa chống tăng. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Về hỏa lực, gần như chắc chắn K2 của Oman sẽ sở hữu khẩu pháo 125mm công nghệ Đức, tất nhiên do Hyundai sản xuất với hệ thống nạp đạn tự động tương tự loại tăng đắt nhất hành tinh Leclerc (Pháp) cho phép bắn với tốc độ 10 phát/phút. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Mấu chốt hệ thống hỏa lực trên K2 “Báo đen” còn nằm ở hệ thống điều khiển hỏa lực cực kỳ hiện đại với radar băng tần mm cùng các cảm biến gió ngược, tìm kiếm laser cho phép phát hiện mục tiêu từ khoảng cách 9,8 km. Nguồn ảnh: Wikipedia.
K2 còn được trang bị hệ thống định vị toàn cầu GPS và các cảm ứng môi trường bên ngoài nên tổ chiến đấu trong xe có thể nắm chắc địa hình và điều kiện môi trường ngoài xe. Bên cạnh đó, nó còn có cơ cấu hãm cò nội tại, kết hợp với một hệ thống ổn định pháo tiên tiến sẽ cải thiện đáng kể khả năng bắn trúng mục tiêu của xe khi hành tiến trên các địa hình không bằng phẳng. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Với ngân sách dồi dào, Oman cũng có thể sẽ mua tất cả các loại đạn tốt nhất mà Hyundai sản xuất cho K2, trong đó bao gồm đạn thông minh KSTAM có tầm bắn từ 2-8km. Sau khi bắn ra, đạn KSTAM sẽ được ổn định với 4 cánh trên đuôi và bay thẳng đến khu vực mục tiêu đã tính toán. Khi bay gần đến mục tiêu, một chiếc dù được bung ra giúp viên đạn chuyển động chậm lại và rơi xuống. Trong quá trình đó, radar (trên đạn) sẽ phát tín hiệu và các cảm ứng có đủ thời gian để tìm kiếm mục tiêu phía dưới. Khi xác định được mục tiêu (cố định hoặc di động), viên đạn sẽ bắt đầu nổ vào trúng “đầu” mục tiêu. Nguồn ảnh: Wikipedia.
K2 được trang bị động cơ 1500 mã lực của hãng Doosan Infracore (tương đương động cơ MTU-890 của Đức). Ngoài ra, nó còn được lắp thêm một động cơ tuốc bin khí 100 mã lực (75 kW) phía bên trái xe với vai trò là động cơ phụ. Điều này giúp XK2 tiết kiệm nhiên liệu, giảm độ ồn và mức tản nhiệt. Nguồn ảnh: Wikipedia.