Ám ảnh hàng đêm với chồng Tây, cưới rồi mới biết chồng Việt hơn chồng Tây vạn lần
Toni nghĩ về chuyện tình cảm rất thoáng. Với anh ấy, qυαn hệ và tình yêu không đi liền với nhau. Thích, hợp thì lên giường
Trước đây, tôi cũng từng có suy nghĩ đừng bao giờ lấy đàn ông Việt làm chồng. Tôi đã từng chứng kiến cảnh bố ngược đãi, giở thói gia trưởng, độc đoán hành hạ mẹ lúc tôi còn bé.
Ông bà ta nói rất đúng “Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”. Tôi nghĩ, dù là thời đại nào thì gái Việt chỉ hợp với trai Việt.
Tôi đã từng chứng kiến cảnh bố ngược đãi, giở thói gia trưởng, độc đoán hành hạ mẹ lúc tôi còn bé. Bởi thế, nên khi lớn lên, học hành đỗ đạt, tôi quyết làm chủ cuộc đời mình, kiên quyết không lấy đàn ông Việt làm chồng. Thế nhưng, 8 tháng sống trong cuộc hôn nhân không hạnh phúc với chồng Tây, tôi nhận ra rằng mình đã sai và thật sự hối hận vì xem thường đàn ông Việt.
Tôi không phủ nhận đàn ông Việt có vô số thói xấu, vô số những điều khó chấp nhận, tha thứ. Tuy nhiên, nếu nhìn với con mắt bớt cực đoan hơn thì họ so với đàn ông Tây vẫn hơn gấp vạn lần.
Tôi lớn lên mang theo những ám ảnh tuổi thơ và những lời căn dặn của mẹ về đức tính nhẫn nhịn, chịu thương chịu khó, hi sinh tất cả cho chồng con để làm một người phụ nữ đảm của gia đình. Nhưng tôi đã không làm như thế, tôi quyết tâm thay đổi số phận vì tôi không muốn giống cuộc đời mà mẹ đang sống.
Bởi vậy mà, trong chuyện tình cảm tôi luôn đề phòng và không bao giờ cho phép mình được rung động trước các chàng trai Việt. Người chồng tôi mơ ước là một anh Tây chính hiệu. Chỉ có lấy chồng Tây tôi mới thoát khỏi gông cùm của thói độc tài, ích kỉ – tật xấu ăn sâu trong tiềm thức của cánh đàn ông Việt Nam. Tôi nghĩ những người đàn ông Tây phương sẽ tiến bộ, văn minh hơn, biết chiều, quý trọng phụ nữ hơn.
Tốt nghiệp đại học ngoại ngữ, tôi xin vào làm việc tại một công ty của người nước ngoài đóng tại Việt Nam. Đó là môi trường tốt để giúp tôi dễ dàng đạt được mong ước của mình. Thông qua lời giới thiệu của một đồng nghiệp, tôi đã quen và yêu một anh Tây hơn tôi đúng một giáp. Trước đây, Toni – người yêu tôi đã từng trải qua vài ba mối tình. Nhưng với tôi, quá khứ như thế nào không quan trọng, miễn sao hiện tại và tương lai anh ấy chỉ yêu một mình tôi là đủ.
Lúc mới yêu, cũng có đôi lần sự sòng phẳng thái quá của anh ấy khiến tôi hụt hẫng. Mỗi lần cùng nhau đi ăn uống Toni đều đề nghị chia đôi số tiền phải trả. Chuyện đó, lâu dần tôi cũng thành quen.
Trong mọi chuyện, chúng tôi đều khá hợp nhau nhưng chỉ riêng “chuyện ấy” là chúng tôi hay tranh cãi, bất đồng. Toni nghĩ về sex rất thoáng. Với anh ấy, quan hệ và tình yêu không đi liền với nhau. Thích, hợp thì lên giường và ngay sau đó trở thành 2 người xa lạ cũng chẳng sao.
Anh ấy ngạc nhiên khi bị tôi từ chối và không tán thành khi tôi giải thích rằng “trinh tiết để dành cho đêm tân hôn”. Anh ấy bảo tôi quá lạc hậu, cổ hủ.
Tuy có vài điểm không tương đồng, nhưng rồi duyên số vẫn gắn bó hai chúng tôi thành vợ chồng. Khi về sống một mái nhà, tôi mới vỡ lẽ ra được nhiều điều mà trước đó tôi chưa bao giờ nghĩ tới.
Trong chuyện tiền bạc, anh ta chẳng phóng khoáng mà ngược lại chi li hơn cả đàn ông Việt. Vì chưa có nhà nên chúng tôi thuê căn hộ riêng để ở. Tiền nhà và mọi khoản chi tiêu anh ta đều cộng gộp và chia đôi, mỗi người phải trả một nửa số chi phí đó. Anh ấy chỉ đưa cho tôi 1 khoản nhỏ để mua thực phẩm, ăn uống, còn đâu là anh ấy cất dành để chi tiêu riêng. Anh ấy bảo: “Chúng ta là vợ chồng nhưng phải độc lập về tài chính để nếu có li dị thì không phải chia chác tài sản”.
Sống với Toni, tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Anh ta không bao giờ xem tôi là người đàn duy nhất. Thậm chí, anh ấy còn cười ngặt nghẽo khi nghe tôi nói điều đó ra.
Việc nhà cửa, cơm nước thì anh ta khoán trắng cho vợ. Anh ấy bảo không quen vào bếp, chỉ quen đi ăn hàng nên nếu tôi không nấu ăn được thì cả hai đi ăn tiệm. Vì xót tiền nên tôi lại phải lăn vào bếp.
Là con rể nhưng anh ấy chỉ về thăm quê vợ được 2 lần. Anh ấy thấy khó chịu với lối sinh hoạt ở quê và luôn mồm chê mất vệ sinh. Là đàn ông nhưng anh ta chẳng biết gì ngoài việc ôm ti vi hay máy vi tính. Từ treo cái dây móc quần áo đến đồ điện hỏng đều do tôi tự xoay xở.
Trước khi cưới, Toni bảo rằng chưa muốn tôi sinh con. Anh ta bảo, cứ sống thử với nhau một thời gian, nếu thấy gắn bó, hợp thì hẵng sinh con. Chứ nhỡ quan hệ vợ chồng rạn nứt lại vướng con cái rất khó giải quyết. Tôi nghe mà chỉ biết nuốt nước mắt vào trong bởi có phân tích thì anh cũng chẳng thèm nghe.