Áp lực của nam giới Hàn Quốc: Yếu sinh lý không đáng sợ bằng mất việc

Áp lực của nam giới Hàn Quốc: Yếu sinh lý không đáng sợ bằng mất việc

Số liệu thống kê của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) năm 2017 cho thấy người Hàn Quốc có số giờ làm việc bình quân 2.069 giờ/năm, cao hơn nhiều so với mức trung bình của OECD là 1.764 giờ/năm.

Có thể nói, văn hóa nghiện công việc của người Hàn Quốc khiến nhiều người phải bất ngờ và điều trớ trêu hơn nữa là lao động Nhật lại coi đó là điều bình thường. Trong số những nhân viên làm việc trên 48 tiếng mỗi tuần ở Hàn, chỉ có 20,6% số người cảm thấy thời gian làm việc của mình có vấn đề, thấp hơn nhiều so với 31% tại Châu Âu.

Con người ta thường cảm thấy cần thiết thì mới nảy sinh nhu cầu và số liệu trên cho thấy dù làm việc dài nhưng lao động Hàn vẫn cảm thấy ổn định. Người nghiện công việc ở Hàn phần lớn rơi vào cánh đàn ông và một trong những nguyên nhân chính cho tình trạng này là mong muốn duy trì được sự ưu việt. Nỗi sợ lớn nhất của nam giới Hàn là mất đi khả năng đạt được mục tiêu.

Đối với nhiều nam giới Hàn Quốc, công việc vừa là phương tiện để khẳng định bản thân, vừa là niềm vui cuộc sống. Dù có bất mãn với công việc thế nào thì đàn ông Hàn vẫn muốn làm việc để có được cảm giác hoàn thành một mục tiêu nào đó cho sự nghiệp.

Bên cạnh đó, thị trường lao động của Hàn Quốc khá khắt khe với những người nghỉ việc hay làm việc bán thời gian. Tỷ lệ người Hàn chuyển từ công việc thời vụ sang ổn định chỉ vào khoảng 10% tổng lao động. Nghĩa là nếu một người bị đuổi việc, anh ta sẽ không chỉ gặp khó khăn về kinh tế mà còn khó tìm việc làm mới, qua đó ảnh hưởng đến lòng tự tôn của một đáng nam nhi.

Bằng chứng rõ ràng nhất tại Hàn là nguyên nhân tự tử. Theo chuyên gia Ryu Seoung Ho của trường đại học Kangwon, rất nhiều nam giới Hàn khổ sở vì chứng yếu sinh lý nhưng lại rất ít trường hợp tự tử vì lý do này. Thay vào đó, phần lớn các vụ tự tử ở nam giới Hàn liên quan đến việc mất khả năng làm chủ kinh tế.

Một yếu tố nữa khiến nam giới hàn trọng lao động là gánh nặng vật chất. Theo văn hóa Hàn, đàn ông tầm tuổi 40 là những trụ cột của gia đình và việc thất bại trong sự nghiệp đồng nghĩa với việc không làm tròn nghĩa vụ. Đây là nguyên nhân chính khiến tỷ lệ tự sát hay tử vong do lao lực ở đàn ông trên 40 tuổi tại Hàn Quốc thuộc hàng cao nhất thế giới.


Không có vùng an toàn

Tại Hàn Quốc, bất kể bạn đến từ tầng lớp nào thì địa vị, năng lực và sự nghiệp của bạn cũng sẽ bị đem ra so sánh và đánh giá. Bởi vậy lao động Hàn Quốc không có khái niệm “vùng an toàn”, ám chỉ những người làm việc an nhàn chấp nhận địa vị thấp, mức lương thấp. Hầu như tất cả nam giới Hàn đều cố gắng phấn đấu để đạt được thành tựu gì đó cho sự nghiệp để không bị mất mặt khi đem ra so sánh trong xã hội.

Đây là nguyên nhân chính khiến một công việc ổn định được đánh giá rất cao trong xã hội Hàn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc được cấp trên công nhận, được giao nhiều việc và được cảm thấy bản thân quan trọng với mọi người.

Trào lưu này lan rộng trong xã hội và trở thành xu thế khó đi ngược. Những lao động lười làm tại Hàn sẽ không có chỗ đứng khi tất cả đồng nghiệp đều làm việc chăm chỉ, ở lại quá giờ hay đi nhậu sau giờ làm với sếp.

Trớ trêu thay, làm việc nhiều nhưng năng suất của Hàn lại không hiệu quả lắm. Báo cáo của OECD cho thấy năng suất theo GDP của lao động Hàn vào khoảng 34,3 USD/giờ (tính theo sức mua tương đương năm 2010), đứng thứ 17/22 quốc gia thành viên. Mặc dù tổng số giờ làm của lao động Hàn đứng thứ 2 OECD (2.069 giờ/năm) nhưng chỉ số hạnh phúc của người dân nơi đây lại chỉ đứng thứ 57 theo xếp hạng của World Happiness Report năm 2018. Nghĩa là lao động Hàn còn không hạnh phúc bằng những người sống ở Thái Lan (46), Malaysia (35) hay Guatemala (30).

Rõ ràng, làm trai Hàn chẳng sướng chút nào khi văn hóa tự tôn bắt họ phải cắm đầu vào làm việc, không có thời gian chăm lo cho gia đình.

Kết quả hình ảnh cho buồn con trai

Đây cũng là nguyên nhân chính khiến phụ nữ bị coi thường ở Hàn Quốc. Họ không thể làm việc dài hơi như nam giới do còn bận gia đình, sinh đẻ… Nhiều phụ nữ có chồng phải lựa chọn giữa con cái và sự nghiệp, thậm chí nhiều nữ giới từ chối lấy chống sinh con để tập trung cho sự nghiệp.

*Bài viết có sử dụng tư liệu từ cuốn sách “Người Hàn Quốc là ai” do Kim Moon Jo chủ biên, dịch giả Phạm Quỳnh Giang.

Theo Thời Đại