Bác sĩ thẩm mỹ trước khi “ra đi mãi mãi” tiết lộ sự thật đằng sau những ca phẫu thuật khiến người đời phải suy ngẫm

Những lời chia sẻ đầy xúc động của bác sĩ trước khi “ra đi mãi mãi” làm ai cũng phải rùng mình. Đây cũng chính là 3 bài học đắt giá ai cũng phải suy ngẫm.

Anh là một bác sỹ trẻ tên tuổi lớn trong ngành phẫu thuật thẩm mỹ ở Singapore, anh ra đi khi đang ở trên đỉnh cao của sự nghiệp vì căn bệnh ung thư phổi. Những lời chia sẻ của anh được dịch ra nhiều thứ tiếng và được bạn trẻ ở nhiều nước chia sẻ trên các diễn đàn. Đây là bài học đắt giá mà bất cứ ai cũng nên đọc qua ít nhất một lần trong đời.

Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ nổi tiếng Singapore Richard Teo ra đi khi đang ở trên đỉnh cao của sự nghiệp. Trước đó, anh đã có buổi nói chuyện đầy xúc động về giá trị của sự giàu có và những suy ngẫm đối với ngành y với các sinh viên Nha khoa ở Singapore. Buổi nói chuyện được ghi âm và dịch ra nhiều thứ tiếng, được các bạn trẻ ở nhiều nước chia sẻ trên các diễn đàn. Nội dung bài chia sẻ mình xin tóm tắt lại cho ngắn gọn nha:

-Thừa nhận thành công bắt nguồn từ giàu có:

Sinh ra trong một gia đình không mấy giàu có. Hoàn cảnh sống và mọi người xung quanh dạy anh ta rằng hạnh phúc đi liền với thành công, mà thành công có nghĩa là phải giàu có. Thế là bị nó cuốn đi, anh cố gắng để đạt được mục đích này.

Từ một bác sĩ nhãn khoa nhưng vì thấy một người bạn ra ngoài mở phòng khám tư và kiếm được rất nhiều tiền mà anh trở nên thiếu kiên nhẫn. Vào thời điểm đó, ngành công nghiệp làm đẹp có thể giúp các bác sĩ phẫu thuật kiếm bộn tiền, anh đã rẽ ngang sự nghiệp của mình như thế. Và anh ta thành công. Bệnh nhân không vui vẻ gì khi phải bỏ ra 30 đô la khi đi khám bệnh, nhưng nhiều người sẵn sàng bỏ ra cả món tiền lớn lên đến 10.000 đô la để trở nên xinh đẹp hơn.

– Thừa nhận “lòng tham là không đáy”

Tôi nghĩ bạn đọc đến đây, tiêu đề tôi đặt các bạn có thể hình dung được diễn biến tiếp theo trong câu chuyện của bác sỹ này.

Đúng, anh ta ngày càng trở nên mê muội. Vì phẫu thuật thẩm mỹ sẽ mang đến cho anh một nguồn lợi lớn. Anh cũng không ngờ mình thành công tới mức choáng váng. Bệnh nhân mới đầu đến phòng khám chỉ chờ đợi 1 tuần, rồi 3 tuần, sau lên 1 tháng, 2 tháng, đến 3 tháng giờ anh phải thuê thêm 1 bác sĩ, 2 bác sĩ, 3 bác sĩ, rồi 4 bác sĩ.

Chỉ trong vòng năm thứ nhất, chúng tôi đã lên hàng triệu phú. Sự nghiệp khuếch trương tới Indonesia, kiếm tiền nhiều hơn.

– Có vào thì phải có ra, cách tiêu tiền hưởng thụ cũng khiến người ta lóe mắt

Khi đã có quá nhiều tiền dư thừa, anh giải trí bằng cách tham gia vào câu lạc bộ đua xe hơi, tôi tậu cho mình một chiếc Ferrari màu bạc, rồi tôi mua một số lô đất và xây dựng nhà cửa… ai cũng thế thôi, và anh cũng sống rất kiêu ngạo với số tài sản do mình kiếm được.

Anh quan hệ với những người giàu có, nổi tiếng. Ăn uống xa hoa.

– Ông trời không cho ai tất cả, cuối cùng anh phải trả giá

Rồi một ngày, đột nhiên tôi thấy mình bị đau lưng, tôi nghĩ đó chỉ là một biểu hiện bình thường do đã vận động quá mạnh (vì có tập Gym). Cuối cùng, anh phát hiện tủy sống trong cột sống có vấn đề. Mặc dù biết chắc chắn đó là dấu hiệu của bệnh ung thư nhưng tôi vẫn không muốn tin vào sự thật đó. Kiểm tra kỹ hơn và họ kết luận anh đang ở giai đoạn thứ 4 của căn bệnh ung thư phổi. Khối u đã di căn tới não, cột sống và nội tạng.

-Những lời sau cùng khiến cả Xã hội suy ngẫm

Mình đọc đoạn cuối tràn trề cảm xúc luôn. Dù ghét những gì anh ta đã làm nhưng chia sẻ của anh làm mình thấm lắm. Phần này mình trích nguyên văn nha:

“Nhà cửa, xe cộ và những thứ vật chất xa hoa chỉ có ý nghĩa khi con người ta còn khỏe mạnh, còn đủ sức để ham mê, đua tranh, còn khi đã cận kề với cái chết, tất cả những thứ đó đều trở nên vô nghĩa.

Điều thật sự mang lại cho tôi niềm vui trong những ngày cuối cùng này là được trò truyện với người thân, bạn bè, những người chân thành chăm sóc tôi, cười và khóc cùng tôi. Họ có thể nhìn thấy sự đau đớn, chịu đựng mà tôi phải trải qua.

Các em có biết trước đây tôi thường làm gì vào mỗi dịp Tết không?

Tôi lái chiếc xế hộp của mình đi thăm viếng họ hàng nhằm thể hiện đẳng cấp của bản thân. Tôi đã nghĩ điều đó thật vui, thật tự hào nhưng thực ra tôi đã nhầm. Người thân, bạn bè có thể cảm thấy tủi thân và khó chịu trước sự khoe khoang của tôi.

Cuộc sống của họ không mấy dư giả và phải sử dụng các phương tiện công cộng để di chuyển. Những gì tôi làm chỉ khiến cho mọi người thêm ganh ghét với tôi mà thôi.

Tôi phải trải qua liên tiếp các đợt trị liệu, tôi hy vọng điều đó có thể giúp tôi kéo dài cuộc sống nhưng tất cả đều vô vọng, sau đó tôi rơi vào giai đoạn trầm cảm nặng.

Sau khi ra trường, tôi làm việc ở khoa ung thư. Hàng ngày tôi phải chứng kiến các bệnh nhân bị những cơn đau đớn hành hạ, chứng kiến nhiều người phải nói lời giã từ cuộc sống này. Nhưng khi đó tôi chỉ nhìn thấy nét mặt, sự khổ sở của các bệnh nhân mà không cảm nhận được chính xác nỗi đau của họ.

Tôi chỉ làm công việc của mình theo trách nhiệm và luôn nóng lòng về nhà để làm việc riêng. Giờ đây khi ở giữa ranh giới của sự sống và cái chết tôi mới thấu hiểu họ đã đau đớn thế nào.

Nếu ai, hỏi tôi, có muốn trở thành một bác sĩ ở kiếp sau không thì câu trả lời sẽ là có, vì giờ đây tôi đã thực sự hiểu được cảm giác của các bệnh nhân, tôi đang phải trả giá đắt cho những gì đã làm.

Chúng ta được đào tạo để trở thành những lương y nhưng không ai dạy các bác sĩ cách cảm nhận nỗi đau của người bệnh. Tôi không yêu cầu các em phải xúc động, phải rơi nước mắt mà chỉ khuyên các em hãy cố gắng thấu hiểu nỗi khổ của các bệnh nhân bằng cả trái tim mình. Hãy luôn đặt mình vào vị trí của những người đứng giữa lằn ranh mong manh của sự sống.”

=> Sau bài viết này, tôi nghĩ tới 3 điều ĐỪNG MẢI LO KIẾM TIỀN MÀ QUÊN ĐI:-LƯƠNG TÂM:

Bạn có muốn sau này làm bác sỹ thẩm mỹ không? – Tôi không, tôi cảm giác cầm dao kéo đã sợ, góp phần vào việc quảng bá “dao kéo”thì tôi càng không muốn vì tôi không có tài phân biệt ai là người có lý do phẫu thuật chính đáng, người ta phục vụ mục đích chỉ để ‘mua vui”, tiêu tiền cho khỏa. Còn bạn, nếu thích thì cũng dễ hiểu thôi, nghề nào cũng đáng tôn trọng tùy cách bạn làm thôi.

– GIA ĐÌNH

Tôi cũng như anh bác sỹ ấy, gia đình từ nhỏ không khá giả nên cực thích tiền, hy vọng đổi đời để giúp gia đình. Nhưng suy đi nghĩ lại, nếu chỉ vì tiền thì khác nào “bán cha mẹ cho người giúp việc, sinh con cho bà vú”

Bố mẹ sinh ra rồi cất công cực khổ dạy bảo, cuối cùng ta không nhín tí thời gian nào bên họ mà toàn nhường công phụ dưỡng cho người giúp việc. Còn con cái sinh ra lại trao tay cho bà vú trông nom. Bởi phải dặn lòng “Tham ít thôi, trên đời còn nhiều thứ quan trọng hơn tiền”

– SỨC KHỎE:

Sống nay mất mai, của cải không thể mang theo được không?

Chúng ta muốn kiếm thật nhiều tiền, muốn thật giàu có, vì thế luôn cố gắng làm việc thật nhiều. Nhiều người làm thêm, cày cật lực, thậm chí còn dùng đủ các loại thủ đoạn, mánh khóe để đạt được danh lợi cho mình. Cuối cùng…bao nhiêu tiền do làm lụng vất vả mà có lại đưa hết cho thầy thuốc để mua sức khoẻ.

Bác sĩ là ai?

Tiểu sử:

Bác sĩ Richard Teo Keng Siang (40 tuổi) sinh ra trong một gia đình nghèo khó, anh luôn ý thức phải học tập nghiêm túc để xây dựng sự nghiệp thật vững vàng.

Ở trường học, bác sĩ Richard luôn dẫn đầu ở tất cả các môn học từ khoa học cho đến thể thao. Anh từng là một bác sĩ giải phẫu mắt nhưng nhận thấy nguồn lợi lớn từ ngành công nghiệp làm đẹp, anh quyết định mở một trung tâm phẫu thuật thẩm mỹ. Không lâu sau đó, Richard đã trở thành một triệu phú, anh có trong tay những khối tài sản khổng lồ.

Bác Sĩ Richard Teo “ra đi mãi mãi” vào ngày 18 tháng 10 năm 2012 vì căn bệnh ung thư phổi.

Theo Webtretho