Bạch Yến: Nữ ca sĩ Việt Nam đầu tiên lưu diễn vòng quanh nước Mỹ, “nàng thơ” của nhạc sĩ Lam Phương
Bạch Yến là một nữ ca sĩ nổi tiếng trước năm 1975 với giọng hát trầm đặc biệt. Suốt hơn hàng chục năm qua, danh ca Bạch Yến đã đưa âm nhạc Việt Nam, đặc biệt là thể loại dân ca truyền thống đến với khán giả khắp thế giới.
Nhắc đến ca sĩ Bạch Yến, người ta không thể không nhắc đến ca khúc Đêm Đông của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương. Có rất nhiều ca sĩ đã thể hiện ca khúc này, nhưng người thể hiện thành công nhất có lẽ là nữ ca sĩ Bạch Yến khi cô là ca sĩ đầu tiên đã chuyển ca khúc này từ điệu tango sang slowrock. “Đêm Đông đã lựa chọn tiếng hát của tôi khi mới vừa tròn 15 t.uổi” – Cô tự sự.
Cũng chính Đêm Đông đã làm cô tỏa sáng và mang cô đến đỉnh cao sự nghiệp, được khán thính giả yêu nhạc biết đến nhiều hơn và được mọi người yêu mến. Cô cũng từng chia sẻ “… ca khúc Đêm Đông đã theo tôi khắp nơi trên thế giới cho đến khi mái tóc đã điểm sương, t.uổi cũng bớt trẻ nhưng khán giả vẫn yêu cầu Bạch Yến hát Đêm Đông”.
Danh ca Bạch Yến tên thật là Quách Thị Bạch Yến, sinh năm 1942 tại Sóc Trăng. 10 t.uổi đã bước lên sân khấu biểu diễn. Đến năm 15 t.uổi, với ca khúc “Đêm Đông” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương, tên t.uổi Bạch Yến được xác lập là một ngôi sao tân nhạc lừng lẫy nhất Sài Gòn.
Năm 1961, Bạch Yến quyết định sang Pháp để học thanh nhạc và nâng cao khả năиg biểu diễn. Tại đây, cô được ông Phạm Văn Mười thu nhận làm ca sĩ, hát tại nhà hàng “La Table Du Mandarin” do ông làm chủ trên đường Rue de l Echelle, quận 1, Paris. Cũng trong thời gian này, Bạch Yến được hãng Polydor của Pháp mời thâu đĩa và lưu diễn một số nước châu Âu. Tuy có thu nhập khá cao khi ở nước ngoài nhưng Bạch Yến vẫn xác định rõ ràng cô học là để về nước biểu diễn.
Đến năm 1963, Bạch Yến đã quay về Sài Gòn và hát ở phòng trà Tự Do của ông Ngô Văn Cường – một người từng sống lâu năm ở Pháp và lại tiếp tục ngự trị trong top những ca sĩ ăn khách nhất tại Sài Gòn lúc bấy giờ.
Có lẽ đến tận bây giờ cũng không có ca sĩ Việt Nam nào được trọng vọng như danh ca Bạch Yến thời thanh xuân. Không chỉ là danh ca bảo chứng cho các chương trình ca nhạc tại Sài Gòn, Bạch Yến còn được mời lưu diễn nhiều quốc gia trên thế giới. Năm 1965, danh ca Bạch Yến được mời sang Mỹ biểu diễn dài ngày, được xuất hiện trên các kênh truyền hình Mỹ và phát hành đĩa hát tại Mỹ như một biểu tượng giải trí của phương Đông.
Bạch Yến có rất nhiều cái “duy nhất”. Cô là người Việt Nam đầu tiên và duy nhất xuất hiện trên chương trình Ed Sullivan Show nổi tiếng của Mỹ năm 1965, là nghệ sĩ Việt Nam duy nhất có cơ hội trình diễn trên cùng một chương trình với những tên t.uổi nổi tiếng của Mỹ như Bob Hope – Bing Crosby – Pat Boone – Frankie Avalon… là ca sĩ Việt đầu tiên và duy nhất hát nhạc phim Hollywood trong phim “Mũ nồi xanh” (The Green Berets)…
Bạch Yến có lẽ là ca sĩ Việt Nam hiếm hoi hát được nhiều thứ tiếng khác nhau, ngoài tiếng Việt còn có tiếng Anh, Pháp, Ý, Latin, và dù hát với ngôn ngữ nào thì cô cũng chinh phục được công chúng bản ngữ. Ngoài giọng hát điêu luyện, thời trẻ Bạch Yến còn sở hữu nét đẹp duyên dáng, thân người nhỏ nhắn đặc trưng của người Á Đông. Dù chủ yếu hát nhạc ngoại trên xứ người, nhưng ở Bạch Yến luôn toát lên vẻ đằm thắm đậm chất Việt, dù trình diễn ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới, cô thường lên sân khấu với tà áo dài của dân tộc.
Danh ca Bạch Yến là người tình trong mộng của rất nhiều quý ông. Thế nhưng, không ai khiến danh ca Bạch Yến rung động thực sự. Khi hát ở Mỹ, Pháp, nữ danh ca được nhiều người theo đuổi nhưng cô từ chối tất cả những người nước ngoài vì giữ lời hứa với mẹ: “Con sống ở Mỹ không được cắt tóc ngắn như con trai, càng không được lấy chồng ngoại quốc”.
Từng có nhiều chuyện truyền miệng xoay quanh tình cảm của nhạc sĩ Lam Phương dành cho danh ca Bạch Yến cũng như sự ra đời một loạt tình ca bất hủ trong giai đoạn ấy như Tình bơ vơ, Thu sầu, Phút cuối, Chờ người, Xin thời gian qua mau…
Lam Phương chưa từng nói các ca khúc này sáng tác cho Bạch Yến. Bạch Yến cũng phủ nhận mình là hình ảnh, là nguồn cảm hứng của các bản nhạc ở giai đoạn này của Lam Phương. Tuy vậy, từ năm 1961, mốc thời gian Bạch Yến ra nước ngoài tu nghiệp, Lam Phương đã viết các ca khúc trên. Trả lời phỏng vấn nhà báo Hoàng Nguyên Vũ trong cuốn Thân phận và Hào quang, nữ danh ca Bạch Yến cho biết, Túy Hồng nhiều lần nói rằng, hàng trăm sáng tác của Lam Phương là dành cho Bạch Yến. Người bàn bà đầu ấp tay gối luôn có những nhạy cảm trước sự khác thường từ nơi chồng…
Bạch Yến cũng thổ lộ thêm, cô đã từng từ chối lời cầu hôn của Lam Phương và nhận lời kết hôn với nhạc sĩ Trần Quang Hải (con trai Giáo sư Trần Văn Khê) chỉ sau 24 giờ quen nhau. Lam Phương đã có những tình cảm rất thân tình trong gia đình của Bạch Yến và nhạc sĩ Trần Quang Hải cũng dành cho Lam Phương sự quý mến đặc biệt.
Như mối duyên tiền định, khi gặp nhạc sĩ Trần Quang Hải tại Paris, chưa đầy 24 giờ anh đã ngỏ lời cầu hôn cô và “cấp tốc” gửi 400 thiệp cưới đến họ hàng, bạn bè khiến Bạch Yến vừa xúc động ngỡ ngàng, vừa buồn cười. “Lúc đó, tôi còn một hợp đồng biểu diễn ở Mỹ, phải 3 tháng sau mới hết hạn, nhưng anh bảo tôi không đi nữa. Và thế là tôi theo chồng”, cô thổ lộ.
Bạch Yến không dám tin đám cưới tưởng như một lần “nhắm mắt đưa chân” ấy lại làm thay đổi cuộc đời và sự nghiệp của mình. Chính Giáo sư Trần Văn Khê – bố chồng cô – cũng sững sờ khi con trai đột ngột thông báo về đám cưới. Ông “bán tín, bán nghi” chuyện đôi trẻ “đã có gì với nhau rồi nên mới vội vàng cưới xin cho mau chóng” nhưng cũng an tâm vì nàng dâu tương lai là người tài năng, trí tuệ.
Danh ca Bạch Yến không có con chung với nhạc sĩ Trần Quang Hải, nhưng đứa con gái riêng của chồng được cô chăm sóc cực kỳ chu đáo và ân cần. Khi sinh thời, giáo sư Trần Văn Khê rất tự hào về nàng dâu nổi tiếng và dành không ít lời khen ngọt ngào: “Mỗi khi cất giọng, Bạch Yến hát lên tiếng Việt trong sáng nhất và hồn Việt tươi trẻ nhất”.