Bản đồ ẩm thực cao cấp của Việt Nam liệu có được chú ý hơn sau sự kiện Michelin?
Từ trước đến nay món ăn Việt dân dã dường như luôn là điều khiến thực khách quốc tế chú ý. Thế nhưng, chúng ta có thực sự cần một giải thưởng nào đó như ngôi sao Michelin để nền ẩm thực cao cấp đậm bản sắc Việt được lan tỏa và nâng tầm?
Việt Nam đã quá nổi tiếng với những món ăn đường phố nhận được sự ưu ái từ khách du lịch quốc tế như phở, bánh mì, bún chả… Những món ăn bình dị này dường như đã chiếm phần lớn sự chú ý trên bản đồ ẩm thực Việt. Tuy nhiên với xu hướng hiện đại, việc thưởng thức ẩm thực ở Việt Nam ngày một tinh tế và đẳng cấp hơn. Không chỉ có những quán ăn ven đường mà rất nhiều nhà hàng cao cấp theo phong cách fine dining cũng thu hút du khách trong và ngoài nước tìm tòi, trải nghiệm.
Có thể thấy, chúng ta đã dần tiếp cận với ẩm thực cao cấp (fine dining) khi sở hữu nhiều không gian sang trọng nơi đánh thức mọi giác quan của thực khách, với những kỹ nghệ điêu luyện để tạo ra các món ăn tinh tế từ các nguyên liệu đắt giá và có khi vẫn là những nguyên liệu truyền thống với những món ăn quen thuộc nhưng lại được biến tấu theo phong cách hoàn toàn mới lạ và độc đáo.
Ảnh: Ănăn Saigon, Gia restaurant
Không khó để tìm kiếm những không gian thưởng thức ẩm thực cao cấp, thậm chí xa xỉ tại Việt Nam. Nhiều đầu bếp đạt nhiều sao Michelin nổi danh thế giới cũng từng ghé đến chinh phục ẩm thực Việt. Từ sự xuất hiện của những tên tuổi lớn trong làng ẩm thực với những thực đơn chỉn chu như: đầu bếp 2 sao Michelin Takagi Kazuo tại nhà hàng Pink Pearl, JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay, hay Junichi Yoshida – vị đầu bếp nổi tiếng từng nhận sao Michelin danh giá đã thoăn thoắt lướt lưỡi dao sắc lẹm trên miếng thịt bò Kobe thuần chủng từ Nhật Bản tại nhà hàng Koki tại khách sạn sang trọng Capella Hanoi.
Ảnh: Pink Pearl – JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay, Capella Hanoi, Bazaar
Và mới đây, Michelin Guide – “oscar” của nền ẩm thực thế giới cũng đã chính thức trao tặng những ngôi sao danh giá cho 4 nhà hàng tại Việt Nam. Việc hiện diện của Michelin Guide ở Việt Nam, giống như một cơ hội để “tiếng chuông” ẩm thực Việt Nam ngày càng vang xa hơn. Có thể thấy, Fine dining đã phủ sóng ở khá nhiều địa điểm với nhiều phong cách khác nhau và không còn là độc quyền của các khách sạn 5 sao. Nhiều nhà hàng độc lập ra đời giữa trung tâm thành phố, nơi nhộn nhịp khách hàng hạng sang cả trong nước lẫn quốc tế.
Ảnh: Ănăn Saigon, Gia restaurant
Trải nghiệm nghiệm ẩm thực Việt cao cấp, tại sao không?
Có thể không ít lần bạn đã nghe đến câu nói như “món Việt thì khó làm fine dining” hay “món Việt thôi thì cần chi phải cầu kỳ”. Thế nhưng, sau sự kiện Michelin Guide 2023 tại Việt Nam, chắc hẳn nhiều người sẽ có cái nhìn khác đi về ẩm thực Việt. Không chỉ có những hàng quán mang đến những món ăn “quốc hồn quốc túy” dân dã đậm chất cổ truyền, mà ngày nay Việt Nam ta cũng sở hữu rất nhiều nhà hàng đã và đang lựa chọn phát triển theo hướng hiện đại hoá, sang trọng hóa và nâng tầm món ăn Việt.
Điều đó không chỉ thể hiện qua không gian mà còn phải thể hiện được bản sắc Việt Nam qua ẩm thực cao cấp. Và thực tế cho thấy, người Việt đã dần kể những câu chuyện văn hoá Việt vào từng món ăn. Hơn hết các món ăn dần có sức hút về thẩm mỹ, khẩu phần và quan trọng mang nhiều nguyên liệu đồng nội. Nó mở đầu từ sự hoàn mỹ và tinh tế nhất, đến sau khi kết thúc bữa ăn thì vẫn còn đọng lại sự hài lòng, trân trọng và lưu luyến trong thực khách.
Ảnh: T.U.N.G dining, Chapter
Không khó để bắt gặp một nhà hàng fine dining vô cùng sang trọng và bắt mắt ở dọc đất nước Việt Nam ta, nhất là hai thành phố sôi động bậc nhất là Hà Nội và TPHCM. Nếu chưa thể tìm kiếm và lựa chọn cho mình một không gian để tận hưởng ẩm thực Việt cao cấp thì có lẽ thực khách sẽ cần một tấm bản đồ để khám phá giống như loạt danh sách mà Michelin đề xuất. Tuy nhiên, thay vì chỉ có thể trải nghiệm vài quán ăn theo những tiêu chí “chỉ người trong cuộc mới biết” thì nhiều người lại thường mách nhau tham gia vào những hội nhóm ẩm thực.
Và “Dining Review” là một trong những cái tên nổi bật, nơi đây không chỉ là một nhóm chia sẻ những địa điểm hay review một nhà hàng, món ăn đơn thuần. Đây là nơi mà những người “sành ăn” thậm chí là nhiều chuyên gia ẩm thực cùng đóng góp, cung cấp kiến thức cũng như những trải nghiệm thực tế của mình tại các nhà hàng thuộc phân khúc cao cấp (Dining/Fine Dining/Michelin,…) cả trong và ngoài nước.
Một bản đồ của người Việt, tại sao không ?
Thật khó để có một câu trả lời xác đáng cho một vấn đề mang tính kháí quát như vậy. Chỉ có thể nói rằng, vượt qua ngưỡng hưởng thụ, con người ta sẽ hướng tới sự khám phá. Triết lý ăn uống cũng tương tự như vậy. Ăn ngon là một phản xạ có điều kiện của cơ thể lý tính, còn thưởng thức chính là một phong cách sống.
Và cuộc chơi ẩm thực tại Dining Review không chỉ gói gọn trong những ngôi sao Michelin vốn được coi là biểu tượng cao quý nhất trong ngành công nghiệp ăn uống mà còn là nơi chia sẻ một khách quan nhất về những nhà hàng cao cấp tại Việt Nam cũng như quốc tế, hoặc rộng hơn là những điểm đến mà nhiều người mong ước có thể chinh phục.
Ảnh: Group Dining Review
Hãy thử tưởng tượng một mô hình đánh giá ẩm thực công tâm nhất, nơi vinh danh không chỉ những nhà hàng quen thuộc mà còn chia sẻ những quán nhỏ, ngõ nhỏ, những “viên ngọc thô trong lòng thành phố”. Có thể kể đến những cái tên như Lamai Garden – nhà hàng fine dining thuần Việt với phong cách “garden to table” nép mình trong Đê Quai, Tứ Liên, Hà Nội hay những cái tên như Mizumi Westlake, Ushino Kura, Nuboko – những nhà hàng bảo chứng cho chất lượng của ẩm thực Nhật. Bên cạnh đó, không thể không kể đến Pepe Le Poule, Soy Pepe, Sol Pizza, cùng hằng hà sa số những quán ăn đặc sắc khác tại Hà Nội
Tương tự với khu vực TPHCM, vô số những cái tên nổi bật trong lòng rất nhiều thực khách tại quận 5 – China Town Saigon như Tân Nhã, cơm thố Chuyên Ký, cơm người Hẹ, Ái Huê hay Sông… Hay quận 2 – địa điểm vui chơi ăn uống mới của giới trẻ Sải Thành với những cái tên như Spice, The Deck, Apero….
Ảnh: Spice Viet
Không chỉ giới hạn tại những thành phố lớn ở Hà Nội hay TPHCM, trong khuôn khổ Việt Nam, Dining Review đã tập hợp được những “food reviewer” bản địa uy tín tại Đà Nẵng, Hội An, Đà Lạt và còn hơn thế nữa. Không quá khi nói rằng, một bản đồ hoàn chỉnh trọn vẹn khắp ba miền Bắc – Trung – Nam mới là một bản đồ ẩm thực tròn vẹn và chuẩn xác nhất đối với những người yêu ẩm thực.
Dưới góc nhìn của một người coi trọng quá trình thưởng thức, Michelin Guide đã và đang làm được những điều chưa một giải thưởng hay một chiến dịch quảng bá nào làm được. Đó có thể là kim chỉ nam – một phương cách quảng bá rất tốt cho du lịch – ẩm thực nước nhà. Nhưng con đường khai phá và tìm tòi những nhà hàng, quán ăn mới có lẽ phải dành cho giới mộ điệu, những người yêu ẩm thực thực thụ, để đưa đường dẫn lối và giới thiệu cho thế giới một cách trọn vẹn nhất về ẩm thực Việt Nam. Cho dù đứng trên hệ quy chiếu nào, tương lai của ẩm thực Việt vẫn luôn là một ẩn số cần được chậm rãi tiếp nhận, chiêm nghiệm và thưởng thức bằng những rung động tinh tế nhất của con người.